Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

NIỀM VUI NỐI TIẾP NIỀM VUI

                            
     
      Nhân dịp đón xuân Giáp Ngọ, Thường trực Hiệp hội Dược liệu Việt Nam và Ban biên tập tạp chí "Cây thuốc quý " tổ chức gặp mặt với các công tác viên của Tạp chí. Tại buổi gặp mặt đầy ý nghĩa này, Thường trực Hiệp hội Dược liệu Việt Nam công bố Quyết định số 01/QĐ- CT ngày 01/01/2014của Chủ tịch Hiệp hội Dược liệu Việt Nam công nhận ca khúc " Bài ca Dược liệu"  là bài hát truyền thống của Hiệp hội, Dược sĩ Tạ Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội đã trao bằng công nhận cho Nhà sĩ - nhà thơ Đỗ Sơn Hà, tác giả " Bài ca Dược liệu". Nhạc sĩ Đỗ Sơn Hà rất vui bày tỏ cảm ơn lãnh đạo Hiệp hội đã chọn "Bài ca Dược liệu" là bài ca truyền thống của Hiệp hội    
     
Dược sĩ Tạ Ngọc Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Dược liệu Việt Nam
trao bằng công nhận " Bài ca Dược liệu" là bài hát truyền thống của Hiệp hội cho tác giả
Nhà thơ - Nhạc sĩ Đỗ Sơn Hà
Nhà thơ - Nhạc sĩ Đỗ Sơn Hà cảm ơn Hiệp hội đã chọn ca khúc
" Bài ca Dược liệu" là bài hát truyền thống của Hiệp hội

bài đăng trong số Xuân Giáp Ngọ - 2014
Tạp chí " Cậy thuốc quý"

                            SỰ RA ĐỜI  “ BÀI CA DƯỢC LIỆU”
                      BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG CỦA HIỆP HỘI

     Đầu năm 1999, anh Tạ Ngọc Dũng thay mặt Ban vận động thành lập Hội Dược liệu Việt Nam đến Vụ Tổ chức phi chính phủ thuộc Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ ( nay là Bộ Nội vụ) để làm rõ thêm về nhiệm vụ, quyền hạn và sự cần thiết ra đời Hội Dược liệu Việt Nam. Biết tôi là một nhạc sĩ và là người nối nghiệp nghề thuốc đông y gia truyền, nên tại buổi trao đổi anh Tạ Ngọc Dũng có nói từ trước đến nay chưa có bài hát về ngành Dược liệu Việt Nam nên anh đề nghị tôi sáng tác một ca khúc về ngành. Anh Dũng mong muốn bài ca đó được vang lên tại Đại hội thành lập Hội Dược liệu Việt Nam. Tôi nhận lời sáng tác bài hát về ngành Dược liệu Việt Nam.

    Tôi suy nghĩ, ca khúc về ngành Dược liệu phải thể hiện cũng như nhiệm vụ chức năng của ngành ( bảo tồn và kế thừa phát huy vốdn Y Dược cổ truyền của dân tộc) như: nuôi động vật, thu mua, khai thác, chế biến dược liệu làm thuốc; ngành Dược liệu đã và đang phát huy truyền thống Y Dược cổ truyền dân tộc, kinh nghiệm của các bậc tiên bối trong sự nghiệp “ Nam dược trị Nam nhân” làm phúc cứu người. Tiết tấu ca khúc phải hùng hồn, sôi động; giai điệu  tươi trẻ, phóng khoáng thể hiện niềm tự hào của những người đã và đang làm việc trong ngành Dược liệu; ca khúc dễ hát dễ phổ biến.
     Chỉ sau một thời gian, tôi đã sáng tác xong ca khúc “ Bài ca Dược liệu”. Những yêu cầu đặt ra đối với ca khúc viết về ngành Dược liệu đã được đáp ứng. Tôi mời anh Tạ Ngọc Dũng cùng trao đổi về giai điệu, ca từ. Sau khi nghe tôi trình bày giai điệu, ca từ, nôi dung “Bài ca Dược liệu”, anh Dũng cho biết: “ Cái hay của bài hát này là nhạc sĩ đã khéo léo lấy tên một số cây thuốc, vị thuốc Nam, như: Hương nhu, Bách bộ, Hoài sơn, Cốt khí, Mã tiền, Bồ công anh, Ngọc trúc, Xuyên tiêu làm ca từ ; ca khúc dễ hát, dễ phổ biến. Thật tiếc, ngày đại hội thành lập Hội Dược liệu Việt Nam đã cận kề, không kịp thu âm, dàn dựng để biểu diẽn tại Đại hội thành lập Hội. Việc dàn dựng phổ biến ca khúc này sẽ vào dịp kỷ niệm thành lập Hội”.

    Chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 3 năm ngày thành  lập Hội Dược liệu Việt Nam, anh Tạ Ngọc Dũng với tư cách Ủy viên Thường vụ Ban chấp hành - Tổng thư ký Hội đã đề nghị tôi khẩn trương thu âm, dàn dựng “ Bài ca Dược liệu”. Tôi rất phấn khỏi và liên hệ với Nhạc sĩ An Thuyên, Hiệu trưởng Trường Văn hóa nghệ thuật Quân đội để nhờ các nhạc sĩ phối âm, thu âm, ca sĩ thể hiện ca khúc “Bài ca Dược liệu”.
      Ngày 21/9/2002 tại lễ kỷ niệm 3 năm ngày thành lập Hội Dược liệu Việt Nam tổ chức trọng thể ở thủ đô Hà Nội, trước hàng trăm các nhà khoa học và những người tâm huyết với sự nghiệp Dược liệu nước nhà, các đại biểu bộ ngành đã chứng kiến tốp ca nam nữ Trường  Văn hóa nghệ thuật Quân đội thể hiện ca khúc “ Bài ca Dược liệu”.Đây là lúc tôi hồi hộp nhất, tim tôi đập thình thịch như muốn vỡ tung, sự thành công đứa con tinh thần của mình chính là giờ phút này đây, nên tôi chăm chú lắng nghe, theo dõi các nghệ sĩ thể hiện bài hát trên sân khấu. Giai điệu bài ca  vừa dứt cả hội trường vang lên tiếng vỗ tay kéo dài, nhiều đại biểu gặp tôi bày tỏ lời khen ngợi. Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi – nhà khoa học hàng đầu của ngành Dược  liệu, Chủ tịch Hội lúc đó đã nói: “ Bài hát hay quá đúng dược liệu và thôi thúc mọi người thêm yêu , thêm tâm huyết với Dược liệu. bài hát này nên được hát lên trong mỗi sự kiện của Hội, của ngành Dược liệu chứ ?
   Tôi đã đăng tải “ Bài ca Dược liệu” trên Zing.mp3 đã thu hút hàng nghìn người truy cập. Cho đến nay ngành Dược liệu Việt Nam vẫn chỉ duy nhất có một bài hát viết về ngành, đó là “ Bài ca Dược liệu” do tôi sáng tác.
                                                                                                         Đỗ Sơn Hà
                                                                                           Nhà thơ - Nhạc sĩ - Lương y


1 nhận xét:

  1. MỪNG

    Chúc mừng Nhạc-Sĩ nhà thơ .
    Bước sang năm mới dương cờ tâng vui .
    Còn làm Bác-Sĩ chữa người .
    Văn-Lai thành chúc sách đời tinh thông ...
    Bùi Quang Thanh
    Hải-Dương 23/ tháng chạp quý tị

    Trả lờiXóa