Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2012

TẾU TÁO MỘT CHÚT - ĐỪNG CƯỜI NHÉ!


    15 hàng tháng, Hội Âm nhạc Hà Nội tổ chức sinh hoạt âm nhạc để các hội viên nghe giới thiệu tác phẩm mới hoặc nghe thông tin âm nhạc. Đây là nét sinh hoạt âm nhạc đặc thù bổ ích của Hội Âm nhạc Hà Nội mà không dễ gì các hội âm nhạc ở địa phương tổ chức được như vậy.
      Tại các buổi sinh hoạt âm nhạc, Hội đã giới thiệu nhiều ca khúc do Sơn Hà sáng tác, như: Non thiêng Yên Tử, Bà ngoại của tôi, Tình yêu hạnh phúc, Chuyện tình của sóng, Mắt thơ, Màu hoa nhớ, Vần thơ cho em, Đôi mắt em Sa Pa, Bác về chống hạnh quê tôi, Mường trong mường ngoài, Một thoáng Cần Thơ, Tình mẹ, Bồng bềnh chợ nổi Cần Thơ, Dòng suối quê em các bạn có thể nghe các ca khúc này trên Zing.mp3 do các ca sĩ NSUT Minh Quang, NSUT Phan Muôn, NSUT Thu Lan, Bích Hồng, Thu Hà, Ngọc thúy, Võ Thanh Thúy, Minh Phụng, Quang Tú thể hiện.

Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2012

VINH QUANG ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ


Nhân kỉ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Sơn Hà trân trọng giới thiệu với quý bạn đọc bài thơ VINH QUANG ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ của tác giả Cựu chiến binh Nguyễn Văn Tài. Bài thơ là một bản hùng ca, ca ngợi những chiến công oanh liệt, hình ảnh cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ không chỉ trong các cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập, toàn vẹn non sông Việt Nam và ngay cả trong thời bình. Bài thơ VINH QUANG ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ đã được Sơn Hà phổ nhạc thành hợp xướng VINH QUANG ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ, 3 bè hát, độ dài bản hợp xướng 12 phút

NỰC CƯỜI ĂN TRỨNG THỐI, ĐỂ....!


      Trứng gà, vịt tươi có rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Ăn trứng liều lượng vừa đủ, đúng cách rất hữu ích cho sức khỏe. Ngược lại ăn trứng nhiều, vô tôi vạ không những chẳng giúp gì bồi bổ cơ thể mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Người ăn lòng trắng trứng quá nhiều gây nên trướng bụng, khó tiêu, bị báng. Nếu người đang bị bệnh thận ăn trứng gà vịt càng tăng nguy cơ suy thận. Do vậy, dù khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều trứng, nói chi đến người yếu.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

SỰ RA ĐỜI CỦA MỘT BÀI CA


      Cách đây gần 10 năm, tại đại hội thành lập Hội Di sản Văn hóa Việt Nam đã vang lên ca khúc Bài ca Di sản Văn hóa Việt Nam của Đỗ Sơn Hà do 3 ca sĩ Dăng Dương, Trọng Tấn Việt Hoàng thể hiện. Nghe xong ca khúc các đại biểu dự đại hội vỗ tay nồng nhiệt chúc mừng.
      Tạp chí Thế giơi Di sản số 2/2006 đã đăng Bài ca Di sản Văn hóa Việt Nam, với lời dẫn “Điều lệ Hội Di sản Văn hóa Việt Nam quy định: Hội có biểu trưng và bài hát chính thức. Để có được biểu trưng và bài hát của Hội cần có sự tham gia các hôị viên Hội Di sản Văn hóa Việt Nam và những người quan tâm đến Hội. TGDS số này xin giới thiệu sáng tác Bài ca Di sản Văn hóa Việt Nam của tác giả Đỗ Sơn Hà, mẫu biểu trưng của họa sĩ Đoàn Thu Hương ”.

Thứ Hai, 17 tháng 12, 2012

BẠN VÀ TÔI


Hôm nay bạn đến thăm tôi
Vợ đi ẵm cháu, tôi thời ngóng trông
Thôi thì mời bạn cảm thông
Nhâm nhi đậu phộng, ta cùng nâng li
Luận bàn chẳng thiếu thứ chi  
Trên trời dưới bể, những gì vợ giao...
Ai cần thơ, sẵn sàng trao
Cùng vui cuộc sống thanh tao, an bình.

                                                       Đỗ Sơn Hà

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

TIN HAY KHÔNG TIN - TÙY BẠN....( phần 1)

     Ông cha ta đã dạy “trai lớn thì lấy vợ, gái ngoan thì gả chồng”, đó là qui luật tất yếu của loài người. Việc lấy vợ gả chồng thời xưa thông thường bị ràng buộc theo quan niệm “cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đấy”. Sự ràng buộc đó lại còn phụ thuộc bố mẹ nhờ vả ông tơ bà nguyệt se duyên cho đôi lứa. Quan niệm thời xưa, vợ chồng phải sinh được nhiều con, có nếp có tẻ, nếu sinh con một bề toàn con gái thì vợ chồng đó không có người nối dõi tông đường. Chính vì thế, dù đã có nhiều con gái, gia định nghèo, ăn bữa nay chưa biết bữa mai, con cái nheo nhóc, bụng ỏng đít beo…họ vẫn cố gắng sinh bằng được con trai hoặc lấy thêm vợ để kiểm “cậu ấm sứt vòi”. Ngược lại không lấy thêm vợ, không có con trai thì người đời cho rằng vợ chồng ấy không có phúc, đời trước ông bà, cha mẹ ăn ở thế nào nên trời quở phạt đời con. Chính vì thế, gia đình trai rất coi trọng người nối dõi tông đường nên đã nhờ ông tơ, bà nguyệt tìm dâu thảo hiền, khỏe mạnh, mắn đẻ, hoặc lấy con dâu nhiều tuổi về để có thêm lao động. Các cụ đã đúc kết:

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2012

BÁC GIỎI QUÁ HA !


    Ngày 24 tháng 5, Sơn Hà về quê nhận được thư của cháu Phạm Kim Ngọc ở số nhà 20, tổ 1, ấp Đồn, xã Trung Lập hạ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh gửi từ ngày 7-1- 2012. Trong thư cháu Ngọc viết: “….Cháu là người miền Nam, được biết đến chú thông qua một bài báo có giới thiệu về phương pháp chữa bệnh của chú. Nên hôm nay cháu ngồi viết lá thư này giử gắm tất cả niềm hy vọng cũng như một phép mầu sẽ đến với đôi mắt của mẹ cháu. Vì tình trạng sức khỏe và điều kiện không cho phép nên mẹ cháu không thể trực tiếp đến gặp chú khám bệnh, mong chú thông cảm. Qua lá thư này cháu kính mong chú giúp đỡ mẹ cháu một phương thuốc để bệnh tình mẹ cháu được thuyên giảm….."

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

5 PHÚT CHỮA KHỎI BỆNH CÂM ĐIẾC


      Bạn Nguyễn Đức Cường quê thị trấn Vân Đình huyện Ứng Hòa, Hà Nội, là đồng môn với Sơn Hà từ thời sinh viên khoa c6 trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 khóa 1969-1972. Anh Cường nguyên là giám đốc Trung tâm Giáo dục kỹ thuật tổng hợp quận Hà Đông. Nhận lời mời, Sơn Hà đến nhà anh Cường ở khu đô thị Văn Quán quân Hà Đông để chữa bệnh câm điếc bẩm sinh cho cháu gái năm nay 13 tuổi là con bạn của anh Cường. Tới nhà, thấy nhiều người đã ở đó, người đến nhờ chẩn bệnh, người đến xem chẩn bệnh, chữa bệnh.

TÌNH TANG




Anh khao khát vẫn mong chờ
Bỗng cơn gió lạ táp bờ môi si
Dù đời còn chút tí ti
Anh luôn tận hưởng những gì trời cho
Tình em đến, chẳng đắn đo
Tay anh vững lái đưa đò sang ngang
Dù tình đến dẫu muộn màng
Thì anh vẫn cứ mênh mang hàng ngày
Mặc đời ngọt ít nhiều cay
Nhưng tình anh vẫn tháng ngày tình tang.
                                                     Hà Nội, ngày 11/12/2012
                                                                  Đỗ Sơn Hà

Thứ Hai, 10 tháng 12, 2012

THÔI ĐÀNH CHỜ ĐỢI


     Sáng qua, anh bưu tá chuyển tới Sơn Hà bưu phẩm phát nhanh. Mở bưu phẩm ra là bản thảo tập thơ “ Người đàn bà đểnh đoảng”, kèm theo thư “ kính nhờ nhà thơ – nhạc sĩ Đỗ Sơn Hà đọc, chỉnh sửa giúp – xin cảm ơn”. Tập thơ và bức thư không ghi tên tác giả. Sơn Hà thắc mắc:Tác giả là ai? Tại sao không ghi họ tên, số phôn để còn trao đổi ? Lạ thật ! Thôi vậy, họ nhờ mình đọc chữa giúp, biết đâu “duyên kỳ ngộ ”.