Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

AI LÀ TỔ NGHỀ KỸ NỮ - CAVE ?


                                                      Bạch Mi  Đạo nhân
      Phàm đã làm nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… thì chủ cơ sở đều đặt bàn thờ Thần Tài, hàng ngày thắp nhang cầu mong Ngài ban phước lộc cho sản xuất, kinh doanh, buôn bán… được lợi nhuận cao. Bất cứ nghề nào cũng có ông Tổ nghề, thậm trí có nơi coi Tổ nghề là Thành hoàng và lập ban thờ Tổ nghề để tưởng nhớ công lao của Ngài đã có sáng kiến lập nghề hoặc truyền dạy nghề. 
       Vậy xin hỏi các bạn đọc ai là ông tổ nghề kỹ nữ - mại dâm- cave? 

Sơn Hà xin nói ngay đỡ làm mất thời gian vàng bạc của các bạn: Ông Tổ nghề kỹ nữ - mại dâm- cave là thần Bạch Mi. Nhưng lai lịch, gốc tích vị thần này ra sao thì ít ai biết. Ở các lầu xanh ngày xưa, các mụ Tú Bà thường dựng một hương án giữa nhà, có treo một tượng đồ. Tượng này vẽ một vị tướng có đôi mày trắng, gọi là Thần Bạch Mi. Có 2 thuyết nói về Thần Bạc Mi
     1, Thuyết thứ nhất: Đời Xuân Thu, có ông Quản Di họ Ngô hay còn gọi là ông Quản Trọng. Một lần Quản Trọng được Tề Hoàn công vời đến bàn về quốc sách. Tề Hoàn công hỏi Quản Trọng:
      - Làm sao có của đủ dùng trong nước?
      Quản Trọng hiến kế thưa:     
      - Khai mỏ để đúc tiền, nấu nước biển làm muối cho lợi chung cả thiên hạ, hàng để một chỗ, đợi dịp giá cao bán ra lấy lãi; lập 300 nhà “Nữ lư” cho khách buôn bán đi lại tụ họp mua vui để lấy thuế.... Lập “Nữ lư” tức là lập nhà chứa gái để khách mua vui. Ðể họ làm lén hay khi khách mua hoa - nhất là hạng thương buôn - thì không biết có chỗ. Thế là bọn gái nầy vừa có tiền, lợi cho cá nhân vừa nộp thuế làm lợi cho nhà nước.
            Nghe Quản Trọng nói, Tề Hoàn công đánh giá cao và cho rằng Quản Trọng quả có sáng kiến trong lĩnh vực kinh doanh cho triều đình!
      "Nữ lư" có thể được coi như một tổ chức lầu xanh đầu tiên. Quản Trọng có đôi lông mày trắng (Bạch Mi), được Tề Hoàn công phong làm Tể tướng, các lầu xanh đã suy tôn Quản Trọng là Thần Bạch Mi làm tổ nghề. Vì thế, lầu xanh lập ban thờ, treo tranh Thần Bạch Mi
                                                  Tranh thờ Thần Bạch Mi
     2. Thuyết thứ hai:  Trong truyền thuyết cổ đại Trung Hoa. Sách Vạn Trai tỏa lục cho rằng: Thần Bạch Mi là Hồng Nhai Tiên Sinh. Kỹ nữ Hồng Nhai người thời Tam Hoàng, là người đầu tiên mở ra kỹ viện là Thủy tổ nghề kỹ nữ.
          Sách Lữ Thị Xuân Thu, Cổ Thi có ghi: “Thần Bạch Mi có danh là Linh Luân, nguyên là bề tôi của Hoàng Đế, là người chế ra nhạc luật. Linh Luân nghe được tiếng chim kêu phân ra được 12 luật, Hoàng Đế mới sai Linh Luân đúc 12 chiếc chuông để hòa với ngũ âm”.
                                                      Bạch Mi luyện kiếm
        Sách Lộ Sữ có chép: “Linh Luân chế ra khánh để hòa với bát âm, đều hòa với ngũ âm thành ra lịch pháp, phối hợp với bát âm xếp thành ngôi thứ. Từ đó mấy kỹ nữ (gái làng chơi xuất thân từ nhạc công) mới lấy Thần Bạch Mi tức Hồng Nhai Tiên Sinh (Linh Luân) làm Tổ sư.

       Ngoài hai thuyết trên, nhiều sách cổ Trung Hoa có ghi chép như sau:
       - Sách "Dã hoạch biên" có chép: Các thanh lâu thường thờ thần Bạch Mi. Thần này mặt đỏ, râu dài, cưỡi ngựa, cầm đao, nhưng lông mày trắng.  
       -  Ðời nhà Minh (1368 - 1648), các lầu xanh có tục lạ là đuổi vía, khi cô nào vắng khách, bị ế hàng thì đến trước thần Mày Trắng, trút bỏ cả quần áo, đốt hương van vái, cầu nguyện. Ðoạn lấy hoa mới cúng trên bàn thờ đem lót ở chiếu mình nằm, tất sẽ đắt khách hàng. Đó là quan niệm mê tín. Từ thời Minh Thanh cho tới nay, kỹ nữ tin dị đoan rất kính ngưỡng Thần Bạch Mi, ngoài nghi thức tế tự hàng ngày còn tiến hành một loại nghi thức ma thuật thần bí vào ngày mồng một và ngày rằm hàng tháng.
      - Sách “Lưu Thanh Nhật Trát”, quyển 21 ghi chép: “Kỹ nữ giáo phường đều thờ cúng Thần Bạch Mi, mỗi khi đến ngày mồng một, ngày rằm thì đều lấy khăn tay, khăn lau mồ hôi lau qua mặt Thần một lượt. Có làm như vậy mới được khách thương yêu lưu luyến không thôi”.
                            Nghệ sĩ Trần Trí Huy đóng vai Bạch Mi Ưng Vương
        Dù Thần Bạch Mi thực sự là ai đi chăng nữa, nhưng đều được các em kỹ nữ - gái mại dâm – cave tôn thờ là Tổ sư.
           
        Viết đến đây, Sơn Hà  chợt nhớ lại, cách đây khoảng 7-8 năm gì đó, nước ta có cuộc hội thảo bàn về phòng chống các tệ nạn xã hội nhằm ngăn chặn đại dịch HIV – AIDS. Hội thảo có nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, đại biểu bộ ngành, giới, đoàn thể từ trung ương đến địa phương và các tổ chức quốc tế đến dự. Hội thảo rất sôi nổi khi thảo luận về việc làm thế nào để quản lý, ngăn chặn tệ nạn gái mại dâm? Có đại biểu đưa ra ý kiến: “cần xác định mại dâm là một nghề và đề nghị Bộ Lao động – Thương Binh và xã hội xem xét cấp mã số cho nghề này; cấp thẻ hành nghề mại dâm; cần qui hoach một nơi để cho chị em hành nghề mại dâm, có lực lượng bảo vệ nơi này và thu thuế thật cao hành nghề mại dâm. Có như vậy, mới có điều kiện định kỳ khám sức khỏe, chữa bệnh phụ khoa cho gái mại dâm, đồng thời chính nơi này hạn chế các bậc mày râu đến mua dâm. Vì sao? Bởi vì người mua dâm đến nơi này dễ bị lộ, sợ ảnh hưởng uy danh với bạn bè, cơ quan, gia đình nên họ không đến; điều đó hạn chế  lây truyền HIV - AIDS”. Mới nghe, ta thấy ý kiến này hay hay và có tính khả thi cao. Không biết đại biểu đó có biết câu chuyện giữa Quản Trọng với Tề Hoàn công không, mà ý kiến cũng na ná với đề xuất của Quản Trọng vậy? Nếu ý kiến này được khả thi, thì ở nước ta sẽ có phố đền lồng đỏ treo cao. Nhưng, hiện nay ở nước ta không có nơi nào qui hoạch thành phố “Nữ lư” mà chỉ thấy nhà nghỉ mọc lên càng nhiều không chỉ thấy ở đô thị, nơi du lịch mà ngay cả vùng quê nghèo cũng có nhà nghỉ. Người ta đồn thổi rằng: kinh doanh nhà nghỉ là siêu lợi nhuận, một vốn mà bảy tám trăm lời. Có người chép miệng: “vào nhà nghỉ lại càng mệt thêm” ! Đố bạn đối tượng nào hay vào nhà nghỉ nhất ?
         
                                                                                                              Sơn Hà (sưu tầm)



2 nhận xét:

  1. Bài viết lúc ngẫu hứng khiến người đọc có hứng bác ơi.

    Trả lờiXóa
  2. hình minh họa sai bét. 3 hình trên là Bạch Mi Đạo Nhân tức là tổ sư của thiếu lâm bạch mi. còn hình dưới là nhân vật bạch mi ưng vương trong ỷ thiên đồ long ký của Kim Dung. viết tầm bậy hết, sửa lịch sử, đúng là tội nhân thiên cổ

    Trả lờiXóa