Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

VỀ QUẢNG TRỊ TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI - Phần 1


                                                               LÊN ĐƯỜNG
      Chiều ngày 24/7/2012, Ban tổ chức Chương trình “Về chiến trường xưa- Tri ân đồng đội” đã tổ chức đoàn các cựu chiến binh đại diện 6 sư đoàn, 8 quân binh chủng, 13 đơn vị đã tham gia chiến đấu 81 ngày đêm tại Thành cổ Quảng Trị, cùng một số thân nhân có con em đã hy sinh anh dũng tại mặt trân bão lửa này về thăm lại chiến trường xưa và tri ân đồng đội.

       Dẫn đoàn đi có Anh hùng, Đại tá Nguyễn Thế Thao – Trưởng Ban tổ chức Chương trình; Nhà báo Trịnh Duy Sơn – Phó Ban tổ chức, Tổng đạo diễn Chương trình; Thượng tá Nguyễn Nhật Thanh – Phó Ban tổ chức, Chánh văn phòng Chương trình; Nhà thơ, Nhạc sĩ Đỗ Sơn Hà – Giám đốc Trung tâm hỗ trợ giáo dục thanh thiếu niên Việt Nam đơn vị liên kết thực hiện Chương trình, Phó Ban tổ chức Chương trình; Đại tá Bùi Văn Dục -  thành viên Ban tổ chức, Trưởng Ban kiểm tra Chương trình. Đoàn khởi hành lúc 15h 30 ngày 24/7/2012, xe chạy suốt đêm, đến Nghệ An tạm nghỉ để thưởng thức món cháo lươn đặc sản.
                              Đoàn xe đưa các các các cựu chiến binh về thăm Quảng Trị
       Chuyến đi này, đoàn thực hiện các chương trình: mang 50 cây trầm hương để trồng tại khu vực các Đài tưởng niệm Liệt sĩ và tham gia viếng thắp hương tại Đài tưởng niệm Liệt sĩ thị xã Quảng Trị, Đài tưởng niệm Liệt sĩ Thành cổ Quảng Trị và Đài tượng niệm Liệt sĩ xã Hải Lệ. Thăm lại các địa danh diễn ra các trận chiến đấu ác liệt với quân thù như: Thành cổ Quảng Trị, Động Ông Đo, Đèo đá đứng, Bến Vượt - Phương Thúy, Đồi Cháy, thôn Như Lệ….và đi tìm hài cốt đồng đội hy sinh nay chưa qui tập về nghĩa trang liệt sĩ. Trưng bày triển lãm một số tranh sơn dầu do họa sĩ Nguyễn Trung Sơn - đơn vị F325 và tranh chạm khắc bằng đồng do họa sĩ Nguyễn Gia Thắng- đơn vị Quân chủng Phòng không Không quân - nguyên là chiến sĩ tham gia chiến dịch Quảng Trị xuân hè năm 1972. Đoàn đã tặng một số bức tranh quí cho UBND thị xã Quảng Trị, xã Hải Lệ. Đoàn còn giao lưu văn nghệ với Thị ủy, UBND thị xã Quảng Trị, xã Hải Lệ và tham gia chương trình cầu truyền hình trực tiếp vào đêm 27/7 tại đài thả hoa bên bờ sông Thạch Hãn.
       Cuộc chống Mỹ cứu nước, tại Quảng Trị đã diễn ra nhiều trận đánh camgo, ác liệt giành từng tấc đất, như Ái Tử, Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, Cồn Tiên - Dốc Miếu, Cửa Việt, Đông Hà… và ác liệt nhất, gian khổ nhất là chiến dịch Quảng Trị xuân hè năm 1972 mà trọng điểm là 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.
                                           Thành cổ Quảng Trị năm 1972 những gì còn lại
      Thành cổ Quảng Trị như một túi bom của kẻ thù bị cày xới tan hoang, nhà cửa, cây cối bị san phẳng, đổ nát, biết bao máu xương trộn lẫn với với từng nắm đất nơi này, máu nhuộm đỏ dòng sông Thạch Hãn. Một chiến sĩ tham gia bảo vệ Thành cổ Quảng Trị đã viết bài thơ, trong đó có câu:
                        “Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
                         Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
                         Lứa tuổi hai mươi thành sóng nước
                         Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm
       Sau ngày giải phóng, Bắc Nam xum họp một nhà, Đảng - Nhà nước- nhân dân ta đã đầu tư sức người sức của để tái kiến thiết tỉnh Quảng Trị. Năm 1978, Quảng Trị đã khởi công dự án thủy lợi phía Nam Thạch Hãn. Dự án này đã đáp ứng nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, cuộc sống nơi đây tưng ngày đổi thay giàu đẹp.
      Thống kê năm 2003 cho biết, tỉnh Quảng Trị có thị xã Đông Hà, thị xã Quảng Trị và 7 huyện: Cam Lộ, Đa Krông, Gio Linh, Hải Lăng, Hương Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh; diện tích toàn tỉnh 4745,7 km2, dân số  574 800 người. Thị xã Quảng Trị diện tích 6,4 km2, dân số 16 000 người.
        Phóng sự ảnh gồm 7 phần:
              Phần 1: Lên đường
              Phần 2: Tri ân đồng đội
              Phần 3: Trồng cây, triển lãm tranh tri ân đồng đội
              Phần 4: Dâng hương tại Thành cổ Quảng Trị
              Phần 5: Về xã Hải Lệ - Tri ân đồng đội
              Phần 6: Thăm lại chiến trường xưa
              Phần 7: Thành cổ Quảng trị xưa và nay- Đêm tri ân đồng đội
              Phần 8: Thương lắm, nhớ lắm Quảng Trị ơi!
       Mời các bạn xem một số hình ảnh do Sơn Hà thực hiện trong chuyến đi này.
Hạ sĩ Nguyễn Bá Bình chiến sĩ Thành cổ, tháng 9/1975 ra quân,
 nay là giảng viên trường Đại hộc Nông nghiệp
Đoàn nghỉ chân tại Nghệ An lúc 22h30 phthưởng thức món cháo lươn
Đoàn tới Thị xã Quảng Trị lúc 5 h 42 ph ngày 25/7/2012
Tranh thủ tham quan Đài thả hoa bên bờ sông Thạch Hãn
TS, PGS - Nhà thơ Đỗ Dũng nguyên là Trung đội trưởng trinh sát Trung đoàn 165
 bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972
nay là giảng viên trường Đại học Thái Nguyên
Đỗ Sơn Hà tại cổng vào Thành cổ Quảng Trị
                                              Hồ sen Thành cổ Quảng Trị mới được xây dựng
                                                                        Mời các bạn xem tiếp phần 2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét