Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

CHÂM CỨU TỐC THÀNH



 Để giúp các bạn yêu thích môn châm cứu chữa bệnh cứu người, Sơn Hà giới thiệu 27 bài châm cứu tốc thành của Trường Tiến tu Triết Giang - Trung Quốc tháng 2 - 1956, được phổ biến áp dụng rộng rãi ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Đức, Nga....để các bạn tham khảo, áp dụng

Thủ pháp châm
 Đối với từng huyệt, vị trí trên cơ thể người cần lưạ chọn kiểu châm (châm thẳng, châm xiên, châm ngang) cho thích hợp
- Tùy từng bệnh, từng huyệt dùng phép vê kim, bổ, tả thích hợp
Thủ pháp cứu:
    Đối với từng bệnh  chọn huyệt, vị trí trên cơ thể người để cứu bằng mồi ngải hoặc điếu ngải cho phù hợp ( dùng ngải nhung để làm mồi, điếu ngải)
    Đầu, mặt, bụng, chỗ có lông  không nên cứu, trừ huyệt Bách hội), cứu huyệt trên trước, cứu huyệt dưới sau
Chú ý:
 Phải thận trọng về đưa lượng nhiệt  mồi ngải, điếu ngải vào cơ thể
- Đối với người có thai thận trọng khi châm, cứu các huyệt ở vùng bụng dưới, Người có thai từ 5 tháng trở nên không châm cứu các huyệt ở vùng bụng trên; Người có thai tuyệt đối không châm huyệt Hợp cốc
- Thận trọng về độ sâucủa kim khi châm để tránh châm vào động mạch và các dây thần kinh, tạng phủ 



1. CẢM MẠO: đau đầu, sốt, sợ lạnh, ngạt - sổ mũi, mình nẩy đau rần, ho hen…
      Châm huyệt:Hợp cốc, Phong trì, Ngoại quan,Thái dương, Nghinh hương

2. SỐT RÉT: ban đầu sốt rét, qua cơn lạnh rồi phát nóng, đau đầu, khát nước, toát mồ hôi khắp mình
      Châm huyệt: dùng thủ pháp kích thích mạnh đạt cảm giác đau thì lưu kim 15-30ph, trong lưu kim cứ 4-5 ph thì vê kim 1 lần huyệt Đại chùy, Nội quan.
     Châm cứu chữa sốt rét phải châm trước khi lên cơn 1- 2 giờ

3. CẢM NẮNG: thể nhẹ đầu nặng, mặt tối, lợm giọng, nôn mửa, chân tay bủn rủn, mồ hôi không ra… Thể nặng có thể hôn mê, tinh thần mất sáng suốt, mặt đỏ, mồ hôi bế tắc, phát sốt.
        Châm huyệt: Xích trạch, Nội quan, Nhân trung, Bách hội, Ủy trung, Dũng tuyền, Thập tuyên thích ra máu

4. BỆNH ĐẠI CƯỚC PHONG Ở THỜI KỲ CUỐI: lúc phát sốt sưng đỏ gọi là lưu hỏa, lúc bệnh lưu hỏa lên cơn phát sốt sợ lạnh, nổi hạch ở háng đau nhức, chân sưng đỏ, nóng đau, không thể bước xuống đất, nhiều lần như vậy rồi chân ngày càng to lên thành chứng đại cước phong nhưng vẫn phát chứng lưu hỏa.
        Châm huyệt: khi bệnh lưu hỏa phát chứng sưng đỏ, nên châm chỗ nổi hạch ở háng và các huyệt Túc tam lý, Giải khê, Tam âm giao, Âm lăng tuyền. Chỗ sưng đỏ dùng kim tam lăng thích ra máu.
       Nếu không sưng đỏ  lấy huyệt Âm lăng tuyền, Tam âm giao, Túc tam lý, Thừa sơn, Giải khê. Thủ pháp dùng kim số 26, thích vào chỗ cảm ứng rồi dùng cách ôn châm, đợi kim nguội rút kim ra để cho chảy máu, trị được vài lần thì da hơi xọp, lại làm thêm cách bầu giác, mỗi ngày 1 lần làm trong 10 ngày, nghỉ 1 tuần rồi trị lại

5. NGẤT: đột nhiên ngã, bất tỉnh, hàm răng cắn chặt, hai tay nắm chặt
Châm huyệt: châm nhanh huyệt Thập tuyên, Nhân trung; châm và cứu huyệt Bách hội

6. MẤT NGỦ: tối không ngủ được, ngủ mà dễ thức và khó ngủ tiếp
Châm huyệt: Châm trước khi đi ngủ, dùng kim kích thích nhẹ và lưu kim từ 10- 30 ph các huyệt Tam âm giao, Thần môn, Nội quan, Túc tam lý

7. NÔN MỬA: nôn mửa ra chất chua đắng, ăn gì mửa nấy; hoặc mửa nước trong không muốn ăn vật gì
Châm huyệt: Thái xung, Trung quản, Xích trạch; châm kích thích huyệt Nội quan lưu kim 15-30ph

8. ĐAU BỤNG ĐI LỎNG DO HÀN TÀ: bị cảm lạnh sinh ra tháo dạ, đau bụng, sôi ruột, chân tay lạnh, lưỡi trắng dầy
  Châm huyệt: cứu các huyệt Thần huyết, Trung quản; châm và cứu huyệt Túc tam lý

9. ĐAU BỤNG ĐI LỎNG DO NHIỆT TÀ: đau bụng đi lỏng, lỗ đít nóng hổi, khát nước bứt rứt, đái ít, màu đỏ, lưỡi vàng
 Châm huyệt: Khúc trì, Túc tam lý, Âm lăng tuyền

10. ĐAU ĐẦU:
   - Nhức một bên dầu có lan tỏa tới đuôi lông mày trước lỗ tai… khi đau khi đỡ, cũng có lúc váng đầu, nôn mửa, đau vị quản
    Châm huyệt: Thái dương, Ngoại quan, Liệt khuyết, Hợp cốc, Thiên ứng
  - Nhức đầu phía trước: đau phía trước đầu hoặc chô lông mày, hoặc váng đầu, coi sách không được
Châm huyệt: Bách hội, Toản trúc, Thái dương, Hợp cốc
  - Nhức đầu phía sau; đau phía sau não, vùng gáy, không ngoái đầu được
Châm huyệt: Bách hội, Phong trì, Liệt khuyết

11. VÁNG ĐẦU: nhẹ thì đau mắt choáng váng vì dùng trí óc quá nhiều, nặng thì chóng mặt, nhà cửa như bị đảo lộn, không thể dậy được, hoặc có lợm giọng nôn mửa
Châm huyệt: cứu Bách hội, châm Phong trì

12. ĐAU RĂNG: răng sâu hoặc là vì hư hỏa bốc lên mà đau, đều có sưng chân răng, cần thích cho ra mủ
    - Châm huyệt trị đau răng hàm trên: Hạ quan, Hợp cốc, Nội đình lưu kim 10-30ph
- Châm huyệt trị đau răng hàm dưới: Giáp xa, Hợp cốc lưu kim 10-30 ph

13. ĐAU HỌNG: đau nhức sưng đỏ vùng yết hầu, ăn uống khó khăn phát sốt
Châm huyệt: Thiên thương thích ra máu; châm Hợp cốc

14. ĐAU MẮT: mắt sưng đỏ, đau nhức, sợ ánh sáng, mi mắt dày
     Châm huyệt: Thái dương, Toản trúc, Tinh minh, Hợp cốc

15. ĐAU KHỚP XƯƠNG TAY
    - Đau khớp vai châm huyệt: Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc
    - Đau khuỷu tay châm huyệt: Khúc trì, Xích trạch, Nội quan
- Đau khớp cổ tay châm huyệt: Hợp cốc, Ngoại quan, Khúc trì, Thiên ứng

16. ĐAU KHỚP XƯƠNG CHÂN:
    - Đau khớp xương háng để bệnh nhân nằm nghiêng châm huyệt: Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền
    - Đau khớp xương gối châm huyệt: Ủy trung, Độc tỵ, Dương lăng tuyền, Côn lôn
    - Đau khớp xương mắt cá chân, châm huyệt Dương lăng tuyền, Côn lôn, Giải khê
 Chú ý: khi chữa  đau khớp xương, nếu đau đớn kịch liệt thì châm nhẹ vào chỗ đau, tuyệt đối không cứu, kích thích mạnh vào các huyệt xa

17. ĐAU SƯỜN: thường do giận dữ, ngoại cảm phong tà, ho hắng, té bị thương mà đưa đến, có khi chỉ đau 1 phía, có khi cả 2 bên, lúc đau dữ dội thì thân thể không thể chuyển động
Châm huyệt: Ngoại quan, Dương lăng tuyền, Thiên ứng huyệt.
Chú ý những huyệt ở hông sườn chỉ châm từ 1-3 phân, cấm châm sâu

18. ĐAU LƯNG: té ngã bị thương hoặc do thận hư hoặc do cảm nhiễm phong hàn thấp sinh ra, có chứng chỉ đau đớn khi uốn lưng; có chứng đau dữ dội không thể cựa quậy
-         Đau lưng khi bị thương, châm huyệt: Thận du, Ủy trung, Hoàn khiêu
-         Đau lưng do cảm hàn thấp, châm huyệt: Thân du châm rồi cứu bằng bầu giác; châm các huyệt Ủy trung, Dương lăng tuyền, Côn lôn, Hoàn khiêu
-         Đau lưng do thận hư, châm và cứu các huyệt: Thận du, Ủy trung, Dương lăng tuyền, Hoàn khiêu

19. ĐAU DẠ DÀY: có chứng đau ngấm ngẩm, có chứng đau dữ dội hoặc có nôn mửa
 Châm huyệt: Túc tam lý lưu kim 15-30ph; Nội quan, Trung quản

20. TIÊU HÓA KÉM: vị quản yếu, ăn vào dạ phình to, đè nặng có khi kèm chứng đau dạ dày hoặc bí đại tiểu tiện hoặc đi lỏng
 Châm huyệt Trung quản, cứu Túc tam lý

21. ĐAU BỤNG:
-         Đau quanh rốn châm Túc tam lý, cứu Thần môn
-         Đau bụng dưới châm Quan nguyên, Tam âm giao, Âm lăng tuyền
22. DI TINH: trong giấc mộng mơ giao cấu mà xuất tinh, không mơ mà xuất tinh, nếu bị lâu ngày thường có chứng ù tài, váng đầu, mất ngủ, hay quên, xuất tinh sớm, liệt dương…
-         Nếu nằm mộng xuất tinh châm cứu Quan nguyên, Tam âm giao, Thận du
-         Không nằm mộng mà xuất tinh thì châm rồi lại cứu, cách một ngày lại cứu một lần các huyệt Quan nguyên, Tam âm giao, Thận du

23. ĐAU BỤNG KHI CÓ KINH: phụ nữ khi có kinh đau quặn vùng bụng dưới, vắt ngang lưng, muốn đi tiểu
-         Trị đau bụng trước khi có kinh, châm huyệt Hợp cốc, Quan nguyên, Tam âm giao, Âm lăng tuyền dùng cách khích thích mạnh, lưu kim 15-30ph
-         Đau bụng sau khi có kinh cứu Quan nguyên, châm và cứu Tam âm giao, Âm lăng tuyền dùng kích thích vừa lưu kim 20ph  

24. SA DẠ CON: vì đẻ chậm, gắng sức nhiều hại chính khí hoặc sau khi đẻ chưa hồi phục sức khỏe đã lao động quá sức mà sinh ra sa dạ con. Thể nhẹ chỉ có cảm giác như sa dạ con xuống bên trong bụng dưới, đi tiểu nhiều lần. Thể nặng dạ co sa ra bên ngoài cửa mình, đau thắt ngang lưng, tinh thần bải hoải, sắc mặt héo vàng, có bệnh kéo dài 10 năm không lành
   Châm huyệt: Bách hội, Quan nguyên, Tam âm giao, thủ pháp dùng kích thích nhẹ, châm xong lấy mồi ngải có hạt đậu nành đặt trên lát gừng mà cứu, mỗi ngày 1 lần mỗi lần 3-5 mồi. Cần làm liên tục cho đến khi khỏi

25. BẠCH ĐÁI: trong cửa mình chảy ra chất nhầy như lòng trứng hoặc có mủ. màu trắng hoặc vàng, hoặc đỏ trắng cùng ra. Nếu nhẹ thì vừa có chất phân tiết có ít chất nhầy, toàn thân có cảm giác khó chịu, ra nhiều quá thường đau lưng, mỏi chân, lâu ngày sinh các chứng bần huyết kinh nguyệt không đều, sẩy thai…
Châm huyệt: châm và cứu các huyệt Thân du, Quan nguyên, Túc tam lý, Tam âm giao, nếu chỉ thấy chứng xích đới hoặc có mủ kèm vàng thì chỉ châm không cứu

26. CHẤN THƯƠNG: khi lao động hoặc vận động nếu không cẩn thận sẽ bị chấn thương, chỗ bị thương sứng tướng đau tức
   Châm huyệt: châm nhẹ cứu nhẹ thiên ứng huyệt

27. ĐAU BẮP THỊT: đau bắp thịt thường thấy đau ở cổ, vai, lưng, eo lưng, hoặc đau một chỗ không di động, hoặc đau đớn lung tung, khi trời âm u, mưa nhiều ẩm thấp thì đau càng nhiều
     Châm và cứu thiên ứng huyệt

Theo kinh nghiệm của Sơn Hà, cách làm ngải nhung như sau: 18 giờ ngày 4/5 âm lịch, lấy que gạt cho cây ngải đổ rạp xuống; đến 7 giờ sáng ngày 5/5 âm lịch, cây ngải nào ngóc lên ta cắt lấy để riêng. Đến 9 giờ cây ngải nào ngóc lên ta cắt lấy để riêng ( việc phân chia như vậy nhằm xác định tính dược trong cây ngải đó nhiều hay ít). Đem cây ngải phơi âm can cho khô, vò vụn lá ngải, đem rây lấy bột mịn ( ngải nhung) để làm điếu ngải, mồi ngải. Lấy giấy bản và ngải nhung quấn làm điếu ngải như quấn điếu thuốc lá.


          CHÚC THÀNH CÔNG CHÂM CỨU TRỊ BỆNH CỨU NGƯỜI

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét