Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

BẠN CÓ THỂ CHƯA BIẾT TƯ LIỆU VỀ THÁP RÙA


     
Hồ Gươm

    Hồ Gươm xa xưa có tên gọi là hồ Lục thủy – có nghĩa hồ có nước màu xanh như da trời. Có người cho rằng nước hồ xanh là do dưới đáy hồ có mỏ đồng, nhưng thực tế màu xanh của nước hồ là do một loại tảo quý hiếm sinh sôi nảy nở đông đúc hợp thành, loài tảo này có màu xanh gọi là lục tảo ( theo Hán ngữ thì lục là màu xanh)
 Hồ Gươm với Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn không chỉ là thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội mà còn gắn với truyền thuyết trả gươm Rùa thần của vua Lê Thái Tổ sau 10 năm chống quân Minh. Hồ Gươm có tên gọi khác là Hồ Hoàn Kiếm là như vậy, đây là một minh chứng thể hiện sự khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Du khách mọi nơi đến Hà Nội mà không đến thăm thắng cảnh Hồ Gươm có thể coi chưa đến Hà Nội !
     Nhưng thực tế Hồ Gươm còn có nhiều tư liệu, sự kiện nhiều người có thể chưa biết, hoặc có biết chỉ biết lơ mơ. Sơn Hà xin cung cấp một số tư liệu, sự kiện liên quan tới Hồ Gươm để các bạn hiểu có thêm tư liệu về Hồ Gươm.
1.      Ai là người xây Tháp Rùa ?
Người xây Tháp Rùa là Bá hộ Kim, tên thật là Nguyễn Hữu Kim, một trong số những người giàu vào bậc nhất, nức tiếng ở đất Hà Thành cuối thế kỷ 19. Nhiều lời đồn thổi rắng ông Bá hộ Kim xây Tháp Rùa với mục đích riêng là đêm hài cốt của cha mẹ tang vào gò đất ấy thì con cháu hậu duệ sẽ thành đạt, giàu có hưởng vinh hoa phú quí. Có thật như lời đồn thổi đó không? Vấn đề này hiện nay các nhà nghiên cứu và con cháu cụ Bá hộ Kim đang nghiên cứu, tìm cứ liệu để minh oan cho lời đồn thổi không đẹp đẽ đó. Hầu hết các tài liệu lịch sử được biết đến nay đều khẳng định, tháp Rùa do ông Bá hộ Kim, tên thật là Nguyễn Hữu Kim xây dựng chứ không phải “ một người Hoa buôn bán bánh ngọt nào đó” như tác giả người Pháp Paul Burde võ đoán.

2.      Tháp Rùa được ông Bá hộ Kim xây dựng vào năm nào ?
Tồn tại qua hàng thế kỷ, chỉ riêng chuyện Tháp Rùa được xây dựng chính xác vào thời điểm nào đã dấy lên nhiều cuộc tranh cãi dài dài và tốn nhiều giấy mực. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Dư tin rằng Tháp Rùa được xây trong khoảng từ tháng 6/1884 đến tháng 4/1886. Nhà Hà Nội học Nguyễn Vĩnh Phúc với sự nghiên cứu tỉ mỉ nghiêm túc với những tài liệu liên quan đã kết luận rằng, công trình được xây vào năm 1887.

   3. Tượng nữ thần Tự do trên nóc Tháp Rùa ?
                                             Tượng Thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa / Nguồn: R. Duboil

Nhiều người có thể không biết, Hà Nội cũng đã từng có một tượng thần Tự Do giống như tượng Thần Tự Do ở New York nhưng với kích thước nhỏ hơn. Có Thật như vây không ? Xin thưa các bạn quả đúng như vậy 100%, ở Hà Nội từng tồn tại có tượng Thần Tự Do. Sau đây Sơn Hà xin trích dẫn bài phóng vấn với nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải để các bạn hiểu sâu thêm về sự kiện này.     
     “Để làm ra bức tượng Nữ thần Tự do (Statue de la Liberté), nhà điêu khắc Frédéric Auguste Bartholdi đã làm ra một số phiên bản của tượng. Những phiên bản này được gọi là phiên bản gốc để phân biệt với việc sao chép sau này. Bức tượng chính cao 46m được đặt tại Cảng New York (Mỹ) là quà tặng của Chính Phủ Pháp cho Nhân dân Mỹ nhân dịp 04/07/1884. Bức thứ hai, cao 11m đặt ở bờ Sông Seine (Paris).Bức thư ba, mà dân ta gọi là “Bà đầm xoè”, cao, 2,85m có mặt ở Việt Nam năm 1887 nhân dịp Hội chợ Đấu xảo (Hà Nội). Số phận của Nữ thần Tự Do ở Việt Nam thật gian truân và có phần bi thảm.
                                               Tượng Thần Tự Do trên nóc Tháp Rùa / Nguồn: R. Duboil
      Sau thời gian ngắn được triển lãm ở Đấu xảo (Cung văn hoá Việt Xô bây giờ), tượng được tặng lại Hà Nội và được đặt ở Vườn hoa Paul Bert (Vườn hoa Chí Linh). Khi chính quyền thuộc địa Pháp muốn đặt tượng Toàn quyền Paul Bert vào vị trí của Nữ thần, tượng đã bị dỡ xuống và nằm trên đất một thời gian dài trước khi được gắn lên Tháp Rùa. Khi làm pho tượng tặng cho nước Mỹ, Bartholdi đã khéo léo giải quyết vấn đề giãn nở của kim loại qua tấm váy lòe xòe của pho tượng. Người Hà Nội lúc ấy không quan tâm đến lịch sử của pho tượng mà chỉ gọi là tượng “Bà đầm xòe”.
     Cho tới nay người ta mới chỉ biết đến tượng Bà đầm xòe đặt ở vườn hoa Cửa Nam trước Cách mạng tháng Tám. Vào cuối thế kỷ XIX, trước khi người Pháp cho chuyển pho tượng này đến đây, chỗ ấy là Quảng Văn Đình, nơi triều đình nhà Nguyễn cho tụ họp mọi người đến nghe giảng về các chủ trương, thông báo của triều đình. Khi đưa tượng Bà đầm xòe sang đây, nơi này đã biến đổi. Người ta có câu ca:
Nhớ Quảng Văn Đình tớ đến nghe
Câu Kê chẳng thấy, thấy Đầm xòe
Thập điều bặt tiếng ê a giảng
Choáng óc kèn tây rúc tí toe...
                    “Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi” / Nguồn: Césard/ La Vie Indochinoise (12/1896)

     Ít người biết rằng trước khi được chuyển đến vườn hoa Cửa Nam, tượng Đầm xòe còn có một vài lần dịch chuyển khác, và nó đã từng được đặt trên nóc Tháp Rùa.Số là sau khi trưng bày ở Triển lãm Đấu Xảo Đông Dương, pho tượng được đặt ở vườn hoa trước cửa nhà Ngân hàng Đông Dương, tức vườn hoa Chí Linh, nơi đặt tượng Lý Thái Tổ bây giờ. Dịp quốc khánh nước Pháp 14/7/1890, Chính phủ Bảo hộ muốn đặt ở đây tượng Paul Bert (Người Việt gọi là Pôn Be) là thống sứ đầu tiên của Nhà nước bảo hộ, chết năm 1886 ở Hà Nội.
     Người Pháp lấy chỗ của tượng Thần Tự Do để làm chỗ cho tượng Paul Bert. Vậy là phải tìm một chỗ khác để đặt tượng Thần Tự Do. Có ý kiến đề xuất là đặt ở chỗ ga xe điện Bờ Hồ trước đây, nay là đài phun nước trước nhà Thủy Tạ và đầu phố Hàng Đào. Nhưng một kỹ sư Pháp là Daurelle đề nghị đặt ngay trên nóc Tháp Rùa mà người Pháp gọi là Ngôi đền nhỏ (Pagodon) hay Qui Sơn Tháp (Tour de l’ile de la Tortue). Chi tiết này được viết rất rõ trong cuốn “Bắc Kỳ xưa” (Le vieux tonkin) của Claude Bourrin, viết về xứ Bắc Kỳ trong các giai đoạn từ 1890 đến 1894 (nhà in IDEO, Hà Nội, 1941, tr. 48-49).
                                              Tượng Thần Tự do trên Tháp Rùa
      Lúc ấy báo chí Pháp thảo luận rất nhiều về vị trí đặt pho tượng này. Có nên đặt nó trên nóc Tháp Rùa không? Và nếu đặt thì tượng Thần Tự Do sẽ quay mặt về hướng nào? Cuối cùng thì tượng Thần Tự Do vẫn được đặt trên nóc Tháp Rùa, mặt quay về vườn hoa Paul Bert, tức quay về tượng Lý Thái Tổ bây giờ, lưng quay về phía Nhà Thờ Lớn.Có 2 tấm hình trong cuốn sách “Bắc kỳ xưa” minh họa cho điều đó. Hình thứ nhất là toàn cảnh Hồ Gươm, nhìn từ phía tượng Pôn Be, cho thấy Tháp Rùa, trên có tượng Thần Tự Do (hình này lấy từ báo L’Indépendance tonkinoise, số đặc biệt, ra tháng 7/1891
                                                     Tượng Thần Tự do tại Vườn hoa Neyret 
                                     (nay là vườn hoa Cửa Nam) trước khi bị giật đổ. / Nguồn: OntheNet

        Hình thứ hai là hình Thần Tự Do, do Césard vẽ, phía sau có Nhà Thờ Lớn, với ghi chú “Liberté sur le Pagodon du Petit - Lac à Hanoi” (Tượng Tự Do trên nóc Tháp Rùa ở Hà Nội). Hình này được đăng trong báo La Vie Indochinoise, tháng 12 năm 1896. Điều này cho thấy ít nhất Tượng Tự Do cũng đã nằm trên nóc Tháp Rùa trong 6 năm, từ 1891 đến 1896, trước khi được chuyển về vườn hoa Cửa Nam và mang tên “Bà Đầm xòe”.
       Bản tin trên báo Đông Pháp ngày 2/8/1945 cho biết, pho tượng “Bà đầm xoè” bị giật đổ 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945.Năm 1945, trước khi Cách mạng tháng 8 nổ ra, ngày 31/7/1945, thị trưởng Hà Nội của Chính phủ Trần Trọng Kim lúc ấy là Trần Văn Lai, có lẽ đã không biết đến ý nghĩa lịch sử của pho tượng, nên đã liệt “Bà Đầm xòe” vào số những tàn tích nô lệ của thực dân Pháp và ký lệnh cho giật đổ pho tượng này cùng một số tượng khác, trong đó có tượng Pôn Be. (Theo bản tin trên báo Đông Pháp, 2/8/1945. Ảnh minh hoạ).
                                                 Bản tin trên báo Đông Pháp, 2/8/1945, cho biết 
                          “Bà đầm xoè” bị giật đổ 9 giờ 45 phút ngày 1/8/1945. / Nguồn: Báo Đông Pháp
       Câu chuyện “Bà đầm xoè” cho ta bao suy nghĩ và gợi mở. Ẩn sau số phận bức tượng – một tác phẩm nghệ thuật, một sản phẩm văn hoá, người ta thấy nhiều thứ: sự cưỡng bức, sự cố chấp, sự nông cạn, những xung đột văn hoá, và cả những âm mưu, toan tính cá nhân và chính trị.
       Tuy nhiên có một thứ mà ta không thấy đó là sự giao lưu văn hoá tinh khiết và đúng nghĩa. Những hạn chế lịch sử, những lỗi lầm là những bài học dành cho cả người trao và người nhận.
       Biết bao biến cố, thăng trầm: thay những bức tượng bị giật đổ người ta dựng nên những bức tượng khác; tượng phật A-di-đà ta có thể gặp ở khắp nơi. Chỉ riêng Nữ Thần Tự do – bức tượng nổi tiếng và đẹp bậc nhất thế giới – “Bà đầm xoè”, đã từng vượt biển đến đây nhưng đã mãi mãi ra đi.

2 nhận xét:

  1. Ngắm lại HỒ GƯƠM

    Sớm thu ngắm lại Hồ-Gươm
    Năn tăn mặt nước giầy sương phủ mờ .
    Rạo quanh cảnh cũ gương xưa .
    Đảo qua Đền-Ngọc đang giờ sửa sang .
    Bước thâu thấy cảnh huy hoàng .
    Lồng trong hộp kính rùa vàng hiện thân .
    Linh thiêng kim cổ vang ngân .
    Sáng ngời đôi mắt , thương mình rùa khô ...
    chinh thu 92
    Bùi Quang Tha

    Trả lờiXóa