Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013

ÔNG TỔ NGHỀ HÁT XẨM

    
     Những ai đã từng sống từ nửa thập ký 60 trở về trước và đã từng một lần chứng kiến ở các phiên chợ quê hoặc trên các chuyến tàu điện ở Hà Nội, trên tàu hỏa hoặc ở một vài chợ phố đều thấy một người, vài ba người hoặc vợ chồng hát xẩm. Có ai đã tự hỏi ai là tổ nghề hát xẩm ?
     Có rất nhiều truyền thuyết nói về ông tổ nghề hát xẩm:

 1. Theo truyền thuyết đời nhà Trần, vua Trần Thánh Tông ( 陳聖宗 – 1240-1290)có hai hoàng t là Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh. Do tranh giành quyền lực nên Trần Quốc Đĩnh bị Trần Quốc Toán làm hại , chọc cho mù hai mắt rồi đem bỏ vào rừng sau. Tỉnh dậy, hai mắt mù lòa nên Trần Quốc Đĩnh chỉ biết than khóc rồi thiếp đi. Trong mơ bụt hiện ra dạy cho ông cách làm một cây đàn với dây đàn làm bằng dây rừng và gẩy bằng que nứa. Tỉnh dậy ông mò mẫm làm cây đàn và thật lạ kỳ, khi gẩy cây đàn vang lên những âm thanh trầm bổng rất hay khiến chim muông sà xuống nghe và mang trái cây đến cho ông ăn. Sau đó ,những người đi rừng nghe thấy tiếng đàn đã tìm thấy và đưa ông về. Ông đã dạy đàn, hát cho những người nghèo, người khiếm thị. Tiếng đồn về những khúc nhạc của ông lan đến tận hoàng cung, vua vơi ông vào hát và nhận ra hoàng tử Trần Quốc Đĩnh con mình. Trở lại đời sống cung đình, Trần Quốc Đĩnh vẫn tiếp tục mang tiếng đàn, lời ca dạy cho người ngheo, người khiếm thị để họ kiếm sống. Hát xẩm ra đời từ đó, và Trần Quốc Đĩnh được suy tôn ông là Ông Tổ nghề hát xẩm


2. Truyền thuyết kể lại rằng: vào cuối đời Trần, nhà vua truyền lệnh cho hai hoàng tử Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh đi tìm ngọc, ai mang về trước sẽ cho nối ngôi. Hoàng Tử Đĩnh tìm thấy ngọc, nhưng bị hoàng tử Toán lừa lúc ngủ say, chọc mù hai mắt rồi cướp ngọc của em mang về. Trong cơn bi cực, Đĩnh lần ra cửa rừng, nhặt được hai mảnh tre khô, gõ vào nhau giả làm tiếng chim để chúng tha thức ăn về, rồi quờ được sợi dây rừng buộc làm dây đàn. Ra khỏi rứng, Hoàn tử Trần Quốc Đĩnh kiếm sống bằng lời ca tiếng hát, tiếng đàn. Tiếng đồn về người nghệ sĩ mù lan tới kinh thành, nhờ đó nhà vua tìm được Đĩnh và trừng trị Toán


3.  Theo truyền thuyết ghi lại, nghề hát xẩm ra đời từ nhà Trần cách đây hơn 700 năm, ông tổ nghề hát xẩm là thái tử Trần Quốc Đĩnh. Trước đó Trần Quốc Đĩnh và anh trái Trần Quốc Toán xảy ra mâu thuẫn trong quá trình phân chia quyền lực. Thái tử Trần Quốc Đĩnh bị anh trai dụ vào trong rừng sâu rồi dùng chiếc gương soi vào mắt, chiếc gương phát ra độc tố khiến mắt của Thái tử Đĩnh bị mù. Trần Quốc toán bỏ em trai nơi rừng sâu nước độc. Thương xót cho só phận của Thái tử Trần Quốc Đĩnh, thần linh đã ban cho một nghề ca hát để kiếm sống. Ông đi khắp nơi ca hát để kiếm sống, được nhân dân yêu mếm. Tiếng tăm chàng trai vang tới cung đình. Vào tiết xuân, ngày 22/2 âm lịch, vua cho vời chang trai mù hát hay, đàn giỏi vào cung nhưng ông đã từ chối và nguyện đi khắp dân gian này dạy nghề hát xẩm cho người khiếm thị kiếm kế sinh nhai. Từ đó ông được tôn thờ là ông tổ nghề hát xẩm, những người hát xẩm lấy ngày 22/2 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ tổ nghề hát xẩm.

       Đã là truyền thuyết thì phần nhiều là hư cấu. Theo chính sử triều Trần thì vua Trân Thánh Tông có hai con trai là hoàn tử Trần Khảm tức Trần Nhân Tông (1258 – 1308)– vị vua anh minh, Tả Thiên đại vương Trần Đức Viêp (1265-1306) và hai công chúa Thiên Thụy, Bảo Châu. Đã là vua thì năm thê bảy thiếp, con rơi, con vãi khó tránh khỏi, song trong chính sử không thấy ghi hoàng tử Trần Quốc Toán và Trần Quốc Đĩnh.
     Từ 3 truyền thuyết trên, chúng ta kết luận:
-          Nghề hát xẩm ra đời từ thời kỳ nhà Trần
-          Ông tổ nghề hát xẩm là Trần Quốc Đĩnh
-          Ngày 22/2 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ nghề hát xẩm       

                                    Một số tư liệu về vua Trần Thánh Tông

Trần Thánh Tông (chữ Hán: 陳聖宗; 1240  1290) là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Trần (sau vua cha Trần Thái Tông và trước vua con Trần Nhân Tông), ở ngôi từ năm 1258 đến 1278 và làm Thái thượng hoàng từ năm 1278 (sau khi Thượng hoàng Thái Tông mất[1]) cho đến khi qua đời. Ông là một vị Hoàng đế tài năng, có công rất lớn trong công cuộc xây dựng đất nước. Dướitriều đại của ông, nước Đại Việt thái bình và quân Nguyên Mông không sang xâm lược nữa.[2] Không những đẩy mạnh chính sách phát triển kinh tế  giáo dục, ông đã thực hiện chính sách đối ngoại khôn khéo, nhưng cương quyết, đề cao quyền lợi của Đại Việt chứ quyết không để cho người Nguyên sang thôn tính.[1] Trong thời gian làm Thái thượng hoàng, ông đã cùng với vua con Nhân Tông lãnh đạo đất nước giành chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
     Vợ: Thiên Cảm phu nhân Trần thị húy Thiều (?-2/1287), con gái Trần Liễu, sau được phong là Thiên Cảm hoàng hậu. Năm 1278, Trần Nhân Tông tôn làm Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu.
     Con trai: Trần Khâm, tức Trần Nhân Tông (1258-1308), con của Nguyên Thánh Thiên Cảm hoàng thái hậu.
                   Tá Thiên đại vương Trần Đức Việp (1265-1306)
     Con gái:  Công chúa Thiên Thụy, chị gái Nhân Tông, mất cùng ngày với Nhân Tông (3 tháng 11 âm lịch 1308). Lấy Hưng Vũ vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn.
                     Công Chúa Bảo Châu, lấy con trai thứ của Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét