Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và
vì dân, do dân làm chủ. Vì vậy, các qui định ban hành liên quan tới lợi ích
của dân thì phải được lấy ý kiến đóng góp, bàn bạc, dân chủ của dân, Nhà quản
lý không thể tự ý ngẫu hứng thích quản lý kiểu gì thì ban hành ngay các qui
định theo kiểu được chăng hay chớ.
Ùn tắc giao thông ở các đô thị nước ta là
một vấn nạn, một bệnh nan y trầm trọng khó chữa. Mặc dù, các cấp quản lý đã đưa
ra nhiều quyết sách tích cực, quyết liệt, như: đổi giờ đi làm, giờ tới trường;
bịt ngã tư, xây cầu vượt; qui định chỗ gửi xe; phần luồng giao thông; nâng cấp,
mở rộng đường; tăng cường kiểm tra và xử phạt các lỗi vi phạm giao thông; cử
nhiều đoàn cán bộ đi đến nước này, nước nọ, tốn rất nhiều tiền để học hỏi, mong
tìm lời giải cho bài toán ùn tắc giao thông Việt Nam v.v và v.v…Nhiều giải pháp
quyết liệt đến thế, tiền xử phạt thu nhiều đến thế và phân chia tiền phạt giữa
các cơ quan rạch ròi đến thế. Nhưng tai nạn giao thông không thuyên giảm, ùn
tắc giao thông giờ cao điểm vẫn xảy ra. Bài toán về tìm giải pháp chống ùn tắc
giao thông đã làm đau đầu các nhà quản lý.
"Tại phiên giải
trình về vấn đề giao thông do Ủy ban Pháp luật của QH tổ chức ngày 24-4, theo
báo cáo của Bộ Tài chính, chỉ tính năm 2011, tiền phạt v i phạm giao thông thu
về 2.540 tỉ đồng. Theo quy định tại Nghị định 124/2005 và Thông tư 89/2007
của Bộ Tài chính, 100% số tiền phạt được để lại cho các lực lượng đảm bảo trật
tự an toàn giao thông với tỉ lệ: 70% trích cho lực lượng công an, 10% cho thanh
tra giao thông, 10% cho Ban An toàn giao thông và 10% cho các lực lượng khác.
Cũng theo các
văn bản trên, 60%-80% số tiền trích cho lực lượng công an được sử dụng vào mục
đích tuyên truyền, chỉ đạo tập huấn, tổ chức sơ kết công tác an toàn giao
thông, bồi dưỡng cho cán bộ, chiến sĩ từ 700.000 đến 1,5 triệu đồng/tháng...,
còn lại là mua sắm thiết bị, xe cộ. Đối với các lực lượng khác như Ban An toàn
giao thông, tiền trích lại chủ yếu chi cho hoạt động của ban, chi tuyên truyền,
tổng kết, đào tạo nghiệp vụ an toàn giao thông...Đây cũng là băn khoăn được
nhiều đại biểu nêu lên tại phiên giải trình về vấn đề giao thông do Ủy ban Pháp
luật của QH tổ chức ngày 24-4.
Theo Phó Chủ
nhiệm Ủy ban Pháp luật Đặng Đình Luyến, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy
định: Tiền phạt thu được phải nộp vào ngân sách Nhà nước qua tài khoản mở tại
kho bạc Nhà nước. Tương tự, Luật Ngân sách Nhà nước cũng quy định toàn bộ số
tiền này phải nộp vào ngân sách Nhà nước và phân chia theo quy định chung của
Luật Ngân sách Nhà nước. Trong đó, QH quyết định dự toán ngân sách Nhà nước,
phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước" *.
Nếu đúng như
lời ông Đặng Đình Luyến nói thì việc phận chia khoản tiền trên liệu có đúng với
Pháp lệnh xử phạt hành chính?
Có nhiều
nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, trong đó:
1. Nhà quản lý chưa có tầm nhìn xa ; chưa hoạch định đồng
bộ, đúng tầm về phát triển hệ thống giao thông Việt Nam trong tương lai.
2. Việc quản lý giao thông còn buông lỏng, để lấn chiếm vỉa
hè làm nơi bán hàng, để nguyên vật liệu, chỗ gửi trông xe ô tô, xe máy, chiếm
hành lang giao thông xây nới nhà ở, nơi bán hàng…Việc này ai cũng biết, nhưng
nhà quản lý chưa xử lý kịp thời, dứt điểm. mà có xử lý cũng như “ném đá vào ao
bèo tấm”
3. Phương tiện giao thông công cộng lỗi thời, cung cách
phục vụ bất cập còn nhiều điều đáng bàn đáng nói
4. Hệ thống đường giao thông làm không đồng bộ, nay làm
phẳng, mai lại đào bới lung tung làm cho mặt đường gồ gề, ổ gà, ổ voi
5. Ý thức của
người tham gia giao thông không nghiêm túc chấp hành đúng luật và hệ
thống tín hiệu điều kiển giao thông, hiện tượng chen ngang, lấn đường, đi sai
làn đường thường xuyên xảy ra,
6. Lực lượng
cảnh sát giao thông xử lý các trường hợp vi phạm giao thông thiếu kiên quyết…
Chuyện ùn tắc chưa giảm, mà hàng
ngày nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra làm nhiều người thiệt mạng, không nên đổ lỗi cho nhau. Chuyện ùn tắc giao thông có lỗi cả 2 bên: một bên
nhà quản lý và một bên là người tham gia giao thông. Nếu cứ xét lét lẫn nhau
thì kéo dài mấy thập kỷ cũng không xong. Dân ta có câu "tại anh tại ả,
tại cả đôi bên”, thôi thì nhà quản lý tăng cường công tác quản lý mạnh, hiệu
quả hơn nữa và người tham gia giao thông cần phải tự giác chấp hành tốt luật
giao thông và các qui định của pháp luật khi tham gia giao thông. Có như vậy,
ùn tắc giao thông mới giảm.
Tôi cứ băn khoăn mãi về khoản tiền
2.540 tỉ đồng tiền phạt, giá mà không đem chia mà dành khoản tiền đó nâng
cấp một số tuyến đường, mở rộng ngã 3, ngã 4, xây cầy vượt…. ở Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, sau đó các năm tiếp theo ở các đô thị khác thì ùn tắc, tai nạn giao thông ắt giảm thì hay biết mấy. Nghĩ tới việc chia chác khoản tiền 2.540 tỉ đồng mà buồn, không biết khoản tiền thu phạt vi phạm giao thông năm 2012 liệu có chia không nhỉ?
Vậy có câu thơ rằng:
Nghệ thuật moi tiền từ túi dân
Phí chồng lên phí chết người bần
Riêng tiền thu phạt đem chia chác
Quản lý kiểu này có lợi dân ?
Đỗ Sơn Hà
* Trích báo Diễn đàn kinh tế Việt , ngày 27/4/2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét