Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

CUỘC HỘI NGỘ THÚ VỊ

      Trong chuyến ra Bắc về thăm quê ở Thái Bình và Phú Thọ, Nhà thơ- Nhạc sĩ Lê Hoàng đến thăm gia đình Sơn Hà, rồi cả hai chúng tôi đến thăm gia đình Đại tá Nhà văn Nguyễn Tiến Hải ở thôn Diễn. Anh Hải cho biết:" Lê Hoàng trong quân ngũ học trường thông tin, tôi làm giảng viên coi Lê Hoàng như đứa em trong gia đình, nay Lê Hoàng là hội viên Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh., anh chúc mừng em". Nhà văn Nguyễn Tiến Hải nguyên cán bộ biên tập tạp chí Văn nghệ quân đội, nay đã nghỉ hưu, hiện anh đang biên soạn cuốn " Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn - Hồng Thủy". Anh cho biết: " đây là cuốn ghi chép đầy đủ nhất về cuộc đơi và sự nghiệp của tướng Nguyễn Sơn - Hồng Thủy". Tướng Nguyễn Són quê ở Hà Nội được Nhà nước ta phong hàm thiếu tướng, điều đặc biệt khi còn trẻ chiến sĩ Nguyễn Sơn tham gia Quân giải phống nhân dân Trung Quốc với tên gọi Hồng Thủy và được Nhà nước Trung Hoa phong hàm thiếu tướng.
          Như vậy, thời xưa ở Việt Nam có " Lướng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi",  còn ngày nay có " Lướng quốc tướng quân Nguyễn Sơn - Hồng Thủy"
Đại tá Nhà văn Nguyễn Tiến Hải và Đỗ Sơn Hà

Đại tá Nhà văn Nguyễn Tiến Hải và Lê Hoàng

Sơn Hà và Lê Hoàng

Đại tá, Nhà văn Nguyễn Tiến Hải
       Ngoài chuyện trao đổi chuyện đời, chuyện văn chương, Đại tá Nhà văn Nguyễn Tiến Hải cho chúng tôi biết nguồn gốc của bưởi Diễn: "Thực ra bưởi Diễn có nguồn gốc bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ). Cách đây hơn 70 năm, ông Nhương người làng Diễn lên Đoan Hùng mua trâu. Ông mua mười quả bưởi Đoan Hùng rồi xâu dây vào bưởi treo lên cổ trâu. Ông ăn bưởi thấy bưởi ngon thơm, nên dành một vài quả mang về làm giống. Sau một vài năm chăm sóc, bưởi cho hoa, khi trái chín ăn thấy ngon, có vị ngọt thơm đặc biệt hơn cả bưởi Đoan Hùng. Bưởi càng để lâu vị ngọt thơm của bưởi càng đậm đà. Thấy vậy người dân làng Diến nhân bưởi này ra trồng thành đại trà, từ đó hình thành bưởi Diễn. Đến nay cây bưởi tổ không còn chỉ còn thế hệ bưởi con cháu. Bưởi diễn quả không to, quả nào vỏ vàng đều khi bổ ra tép bưởi vàng ươm thì quả đó ăn ngon, vị ngọt, hương thơm. Quả nào vỏ xanh vàng, tép bưởi hơi trắng vị kém ngọt, kém thơm. Nếu quả vỏ xanh, to thì tốt nhất cho trẻ em đá bóng, quả ấy chất lượng kém ăn nhạt. Bưởi Diễn để lâu, vỏ héo không thể dùng dao gọt vỏ, phải dùng tay bóc vỏ. Vì để lâu nước bay hơi, vị ngọt của bưởi cô lại thành đường ăn ngọt mát, hương thơm. Người làng Diễn chăm sóc bưởi rất cẩn thân, chủ nhà "tắm" cho bưởi bằng các phun nước lên toàn bộ cây, lấy khăn mềm lau hết rêu, nấm bám vào thân cây để vỏ cây sáng bóng. Làm như vậy cây bưởi sống khỏe cho nhiều trái. Trồng bưởi, chăm sóc bưởi cũng lắm công phu". 
        Mời bạn tham khảo bài Bưởi Diễn Kiên - Nhàn trong mục thơ - văn
Sơn Hà và Lê hoàng thưởng thức kem Bốn mùa bên Hồ Gươm

                                                      Lê Hoàng bên Hồ Gươm khi chiều tà

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét