Thứ Tư, 14 tháng 3, 2012

CHƯƠNG TRÌNH " VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA - TRI ÂN ĐỒNG ĐỘI"

Thành cổ Quảng trị năm 1972 tia chớp và lửa đạn
                                              Quảng trị năm 1972 những gì còn lại
        Cách đây 40 năm- Chiến dịch mùa hè và chiến dịch phòng ngự Quảng trị 1972 là chiến dịch kéo dài nhất, ác liệt nhất, mật độ bom đạn cao nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Từ mặt trận Quảng trị đến “ Điện Biên Phủ trên không” và Hội nghị Paris là sự kết hợp hài hòa nhất đường lối quân sự của Đảng ta và là bản anh hùng ca về chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Từ thắng lợi này đã mở toang giới tuyến (vĩ tuyến 17) – cánh cửa ngăn hai miền Nam – Bắc, tạo cục diện mới hết sức thuận lợi cho toàn thắng mùa xuân năm 1975. Thắng lợi thật huy hoàng nhưng cũng nhiều hy sinh mất mát, hàng chục ngàn cán bộ chiến sĩ nằm lại vĩnh viễn trên chiến trường, một sự đau thương vô hạn. Đã 40 năm mà cảnh tượng bi hùng ấy cứ ngỡ như ngày hôm qua, tạo nên những cảm xúc luôn đau đáu, canh cánh trong lòng về hình ảnh các chiến sĩ năm xưa tại mặt trận thành cổ Quảng Trị.
                                                                   Tình đồng đội 
       Để tiến tới kỷ niệm40 năm chiến dịch Quảng Trị, các Cựu chiến binh của các đơn vị tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị (Sư đoàn 304,308,312,390,324,325, Tổng cục 2, An ninh Miền, Binh đoàn Trường Sơn -559, Quân khu 4, Mặt trân B5, Bộ đội địa phương, Dân quân du kích Quảng Trị; các quân binh chủng:Phòng không, Không quân,Hải quân, Pháo binh, Tăng- Thiết giáp, Công binh, Thông tin, Đặc công, Hóa học…Các đơn vị trực tiếp phối hợp cho chiến dịch: Tổng công trình 1 – Bộ Giao thong vận tải… đã khơi xướng chương trình “ VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA-TRI ÂN ĐÔNG ĐỘI” với 6 chường trình hoạt động cụ thể như sau:
                         Nén nhang thơm tưởng nhớ đồng đội hy sinh tại Quảng Trị - 1972
  1. Đưa đồng chí, đồng đội về thăm lại chiến trường xưa và tri ân đồng bào cưu mang giúp đỡ trong những ngày chiến đấu.
  2. Tìm các hài cốt của đồng chí, đồng đội đã hy sinh tại mặt trân Quảng Trị để qui tập vào nghĩa trang Liệt sĩ.
  3. Giúp đỡ, hỗ trợ đồng chí, đồng đội và thân nhân bị nhất nhiễm độc da cam- dioxin; giúp đỡ, trợ cấp kinh phí học tập cho con đồng chí, đồng đội còn khó khăn.
  4. Xây nhà tình nghĩa cho đồng chí, đồng đội là liệt sĩ, thương bình, có nhiều khó khăn.
  5. Đề nghị Nhà nước truy tặng danh hiệu “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” cho các đồng chí, đồng đội có thành tích xuất sắc hiện nay chưa được phong tặng; Khen thưởng xứng đáng cho các đồng chí, đồng đội hiện nay đang phục vụ trong quân đội, hoặc chuyển ngành có nhiều thành tích cống hiến xuất sắc.
  6. Qua cuộc gặp gỡ tìm thêm tư liệu để xuất bản các tập sách: truyện ký, hồi ký, thơ, nhạc, tập ảnh….    
                              Nguyên Tổng bí thư, Nguyên Bí thư Quân ủy Lê Khả Phiêu
               nói chuyện tại buổi lễ công bố Ban Tổ chức, Ban chỉ đạo Chương trình
Để thực hiện 6 chương trình được thuận lợi, đảm bảo thời gian tiến độ và đạt hiệu quả thiết thực đáp ứng lòng mong mỏi của đồng chí, đồng đội, ngày 01/3/2012 tại Bảo tàng lịch sử Quân đội đã long trong tổ chức lễ công bố thành lập Ban chỉ đạo và Ban tổ chức chương trình “ VỀ CHIẾN TRƯỜNG XƯA - TRI ÂN ĐÔNG ĐỘI”. Tới dự có gần 200 đại biểu gồm: các anh hùng, các vị tướng, sĩ quan cao cấp của các đơn vị tham gia chiến dịch Quảng trị năm 1972, các đại biểu đại diện các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, Hà Nội, các phóng viên cơ quan thông tấn, báo chí… Tại buổi lễ các đại biểu nồng nhiệt chào đón và lắng nghe lời phát biểu của nguyên Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Lê Khả Phiêu đến dự và cho ý kiến chỉ đạo về thực hiện Chương trình này.
         
 Chương trình được tổ chức từ tháng 3/2010 đến tháng 12/2012, tại hai địa điểm
           Tháng 5/2012: tại Tỉnh Quảng Trị
           Tháng 12/2012 tại Hà Nội
           Với nhiều nội dung hoạt động phong phú, thiết thực, hiệu quả            
       Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Chương trình kêu gọi, đề nghị và trân trọng cảm ơn các Bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, các đơn vị trong và ngoài quân đội, các nhà hảo tâm trong nước và ngoài nước nhiệt tình tài trợ hỗ trợ kinh phí để Chương trình đạt hiệu quả như mong muốn. 
               THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ ĐẠO
1.      Anh hùng, Trung tướng Nguyễn Văn Hoạt - Trưởng ban
2.      Nguyên Bộ rưởng y tế Nguyễn Quốc Triệu – Phó ban
3.      Anh hùng, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt - Phó ban
4.      Anh hùng, Thiếu tướng Nguyễn Xuyên - Phó ban
5.      Anh hùng, Thiếu tướng Lê Mã Lương - Phó ban
6.      Anh hùng, Thiếu tướng Phạm Xuân Thệ  - Phó ban 
THƯỜNG TRỰC BAN TỔ CHỨC
1.      Anh hùng, Đại Tá Nguyễn Thế Thao – Tưởng ban
2.      Thượng tá Nguyễn Nhật Thanh – Phó Ban, Thư ký
3.      Ông Trịnh Duy Sơn, Phó TBT báo CCB tp HCM - Phó ban, Tổng đạo diễn
4.      Ông Doãn Cát Phương – Phó ban, Trưởng ban vận động tài trợ
5.      Nhà thơ, Nhạc sĩ Đỗ Sơn Hà, Giám đốc TT4T- Phó ban 
             Sơn Hà rất vui đươc chụp ảnh với Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu

Sơn Hà rất vui được chup ảnh với Anh hùng, Thiếu tướng Lê Mã Lương
               Sơn Hà rất vui được chụp ảnh với Anh hùng Đại tá Nguyễn Thế Thao
    Rất vinh dự cho Trung tâm Hỗ trợ giáo dục thanh thiếu niên Việt Nam (TT4T) tuy mới ra đời vào tháng 9/2011 nhưng đã được Ban chỉ đạo, Ban Tổ chức Chương trình mời tham gia liên kết phối hợp thực hiện Chương trình này.
                             Thả hoa, đèn trên sông Thạch Hãn tại Lễ cầu siêu 
                             tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh tại Quảng trị năm 1972

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét