Đầu thập kỉ chín mươi của thế kỉ trước, Đảng và Nhà nước ta mở rộng quan hệ quốc tế trên tất cả các lĩnh vực với
phương châm “Việt Nam
làm bạn với tất cả các nước, hòa nhập không hòa tan”. Từ ngày mở rộng quan hệ
quốc tế, nền kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng nước ta có nhiều đổi thay, đời
sống văn hóa tinh thần của nhan dân ngày càng được cải thiện rõ rệt. Nhưng, khi
mở cửa thì có nhiều luồng gió mới thổi vào, có gió lành và có cả gió độc. Nếu không
biết đề phòng ngăn chặn, thì các ngoại tà ắt xâm thực, gặm nhấm làm băng hoại
nền kinh tế và các giá trị tinh hoa văn hóa Việt Nam …
Trước nguy cơ đó, tháng 12 năm 1998, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã họp lần thứ 5 và ra Nghị quyết “Xây dựng
và phát triển nền văn hóa tiên tiến Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”. Nghị
quyết đã chỉ ra những định hướng, mực tiêu và các nhóm giải pháp thực hiện. Ngay từ khi
Nghị quyết ra đời, nhân dân ta hồ hởi ra sức thực hiện, tính đến nay đã được 15
năm đủ thời gian để nhìn nhận đánh giá thực hiện Nghị quyết. Việc tổng kết,
đánh giá thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, cần được thực hiện đánh
giá những mặt được và những gì chưa được, nguyên nhân từ đâu, rút ra những bài học
kinh nghiệm một cách khách quan, để rồi từ đó có giải pháp khắc phục những tồn
tại yếu kém..
Chúng ta đều biết rằng văn hóa là một phạm
trù rất rộng, nó hiện diện tất cả các mặt trong đời sống xã hội: văn
hóa xây dựng, văn hóa giao thông, văn hóa đường phố, văn hóa lũy
tre làng, văn hóa an ninh quốc phòng, văn hóa giới, văn hóa ẩm
thực, văn hóa trang phục, văn hóa du lịch, văn hóa thể dục
thể thao, văn hóa nhà trường, văn hóa bệnh viện, văn hóa gia
đình, văn hóa tâm linh, văn hóa tín ngưỡng, văn hóa trong văn học
nghệ thuật, văn hóa ngôn ngữ, văn hóa ứng xử giao tiếp….
Lời nói chẳng mất tiền
mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng
nhau
Thế nhưng, không ít người lại nhìn nhận cho rằng Nghị quyết Trung ương 5
Khóa VIII chủ yếu nói về lĩnh vực văn học nghệ thuật, do vậy việc tổng kết đánh giá chủ
yếu là ngành văn hóa và các hội văn học nghệ thuật, chứ không phải của các bộ
ngành nghề khác nên họ dửng dưng đứng nhìn xem lĩnh vực văn học nghệ thật đánh
giá thực hiện Nghị quyết đến đâu. Điều này không thể như thế, bởi văn hóa
Việt Nam
đầm đà bản sắc dân tộc đâu chỉ hiện diện trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Chính vì hiểu thiển cận, nên trong 15 năm qua bản sắc văn hóa Việt Nam đi tới
đâu và đang ở đâu, đạo đức, nếp sống, nhân cách, phẩm giá người Việt Nam ta cái
gì còn, cái gì tiên tiến và cái gì đã biến dạng, cái gì đã mất đi, điều này bạn
đọc dễ dàng tìm thấy những câu chuyện, những phản ánh được đăng tải nhan nhản
hâu hết các báo viết, báo mạng và trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Sơn Hà chỉ đơn cử một số ví dụ:
1. Trong nhà trường, từ mẫu giáo cho đến bậc
đại học, đã xảy ra quá nhiều chuyện đau lòng: trò đánh thày cô, học sinh đánh
nhau, thày cô đánh trò, chạy trường, chạy lớp, mua điểm, mua bằng, đạo luận văn…mà
xã hội đã lên tiếng. Nhà trường vốn dĩ là môi trường văn hóa nay nhiều trường đã
đưa ra khẩu hiệu “Quyết tâm xây dựng nhà
trường thành trường văn hóa” “Quyết tâm xây dựng nhà trường thân thiện” và
nhiều khẩu hiệu hành động khác để thể hiện ý chí quyết tâm cao của ngành giáo
dục đào tạo. Sơn Hà nhớ lại thời kỳ công tác trong ngành giáo dục cũng có những
khẩu hiệu “ Trường ra trường, lớp ra lớp,
thày ra thày, trò ra trò” “ Mỗi thày cố giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi
theo” “Thày mẫu mực, trờ chăm ngoan. trường lớp khang trang, đội đoàn vững mạnh” “
Trường em em quí em yêu – Vệ sinh thể dục sớm chiều em chăm”. Ngành giáo dục
tiến hành cải cách nội dung sách giáo khoa từ năm 1979 đến nay được cái gì, đã góp phần xây dựng nền văn hóa tiến tiến Việt Nam đậm đà bản
sắc dân tộc đến đâu? Tình nghĩa thày trò có còn tôn sư trọng đạo nữa hay không?
Nói chung còn nhiều chuyện phải bàn, phải mổ xẻ để nền giáo dục nước ta tiến
kịp với các nước trong khu vực và thế giới.
2. Nhiều năm nay phong trào học ngoại ngữ lan rộng, đủ các lứa tuổi,
thành phần theo học, cái đó đáng mừng và cần động viên khuyến khích. Đã
có vốn ngoại ngữ thì khi nói, viết áp dụng lúc nào là thích hợp, không phản
cảm. Nhưng, hỡi ôi nhiều người có chút ngoại ngữ khi giao tiếp với người Việt,
đứng trên diễn đàn trong khi đang dùng tiếng mẹ đẻ lại chen thêm vài tiếng ngoại
lai, nghe mà chói tai, chẳng khác nào đang nhai cơm gạo tám thơm lại nhai phải hạt
sạn, thật là lố bịch! Một câu hỏi đặt ta, họ đã làm gì để giữ gìn phát huy, xây
dựng văn hóa Việt Nam dậm đà bản sắc dân
tộc, hay họ vô tình góp phần làm mất đi gía trị bản sắc văn hóa Việt Nam ?
3. Ngay trong làng báo chí cũng có lắm chuyện cần bàn, trong khi giới
báo chí tốn khá nhiều thời lượng phát sóng, trang báo để tuyên truyền kêu gọi
nhân dân ta giữ gìn trong sáng tiếng Việt, thì chính họ có trình độ tri thức cao lại góp phần không nhỏ
vào việc làm mất đi sự trong sáng ngôn ngữ Việt. Ta cứ dạo qua các điểm bán báo ắt thấy nhan nhản các tờ báo, tạp chí dùng ký tự mà ngay đến những đứa trẻ còn chê
huống chi những người lớn tuổi. Hiện nay, trong bảng chữ cái tiếng Việt có 28 kí tự, tuyệt nhiên không có kí tự &
và dĩ nhiên trong các từ điển tiếng Việt cũng không có kí tự &, cũng không
coi & để thay thế từ và. Chúng ta đều biết kí tự & là kí hiệu để thể
hiện phép tính hội trong toán logic, cũng như kí tự + trong phép tính cộng, kí
tự : trong phép tính chia. Trên bàn phím máy tính kí tự & được xếp vào
phím ghi sô 7 cùng hàng các kí tự số, logic chứ không được xếp vào hàng các kí
tự chữ viết.
Hiện nay nước ta có gần 600 tờ báo, tạp
chí, không kể các bản tin, thế mà tên các báo, tạp chí lại được cơ quan có thẩm
quyền chấp nhận kí tự & để thay từ và, như các báo: Kinh tế & Đô thị, Pháp luật
& Đời sống, Đời sống & Pháp luật, Nhân đạo & Đời sống, Âm nhạc
& Đời sống, Tuổi trẻ & Đời sống, Giáo dục & Thời đại, Văn hóa &
Thể thao, Gia định & Xã hội,…..và nhiều báo khác,
Viêt như trên, Sơn Hà sẽ đọc kí hiệu
& là “ loằng ngoằng” thì tên báo
chí đó đọc như sau: Kinh tế loằng ngoằng Đô thị, Pháp luật loằng ngoằng Đời sống, Âm nhạc
loằng ngoằng Đời sống….hoặc đọc kí tự & thành hội, thì tên các báo đọc thành Kính tế hội đô thị, Gia đình hội Xã hội,
Tuổi trẻ hội Đời sống….Các báo viết cụ thể: Kinh tế và Đô thị, Pháp luật và đời sống...thì có sao đâu, còn được khen viết rõ ràng, trong sáng tiếng Việt nữa chứ.
Đã có lần, nhân kỉ niệm ngày báo chí Việt
Nam 21/6, Sơn Hà viết thư gửi tới nhà chức trách quản lý báo chí phản ánh
điều này, nhưng không được hồi âm. Sơn Hà lại phản ánh với một vị lãnh đạo cấp
cao phụ trách lĩnh vực báo chí thì được nghe “Chuyện đã vậy, rũ
ra làm gì ”, nghe thật buồn !
Chỉ vài thí dụ đó thôi, ta cũng thấy 15 năm
thực hiện Nghị quyết “ Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến Việt Nam
đậm đà bản sắc dân tộc”, ai đã góp phần tích cực thực hiện Nghị quyết và những
ai đang làm băng hoại những giá trị nhân văn bản sắc văn hóa Việt Nam. Từ đó,
Sơn Hà có một vài đề nghị sau:
- Việc tổng kết đánh giá 15 năm thực hiện Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII cần làm đồng bộ tất các các cấp, các bộ ngành, các lĩnh
vực không chỉ riêng lĩnh vực văn học nghệ thuật, bới vì văn hóa là một phạm trù
rất rộng.
- Sau khi đã tổng kết cần có Nghị quyết mới về lĩnh vực
này để khắc phục những nội dung, những giải pháp cho phù hợp với tình hình mới,
giai đoạn mới, nhưng quyết không để pha trộn làm đánh mất bản sắc văn hóa Việt
Nam
- Cần có những cơ chế, chính sách phù hợp để đầu tư cho
xây dựng, bảo tồn, sáng tạo, phát huy, phát triển nền văn hóa tiên tiến Việt Nam đậm đà bản
sắc dân tộc.
Trên đây là một vài ý kiến nhỏ nhằm góp thêm tiếng nói vào tổng kết 15
năm thực hiện Nghị quyết “ Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”. Đừng có hô hào, nói nhiều mà cần hành động ngay, hành
động thường xuyên, liên tục, đừng để “ném đá xuống ao bèo tấm”, mất văn hóa
là mất tất cả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét