Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

LUẬN BÀN VỀ BƯỚM


      Sơn Hà không phải nhà nghiên cứu về loài bướm, nên không hiểu vì sao người Trung Quốc xưa lại sáng tạo câu chuyện tình lãng mạn, cảm động, bi ai “Lương Sơn Bá, Trúc Anh Đài”.Hai gia đình không môn đăng hậu đối nên đôi trai tài gái sắc ấy không thành thân. Quá yêu thương, nhớ nhung, buòn rầu mà lâm bệnh… và Lương Sơn Bá, Trúc Anh Đài đã hóa thân thành đôi bướm để hàng ngày được bay lượn dập diù bên nhau. Chuyện xưa là thế, còn chuyện con bướm thời nay thì sao? Sơn Hà cùng bạn đọc luận bàn về chuyện bướm thời nay nhé.

 Làm giầu từ con bướm:
        Sơn Hà xin đăng lại toàn bộ bài báo làm giầu từ con bướm đăng báo Sài gòn tiếp thị, để các bạn thấy anh Nguyễn Trọng Thắng biết cách làm giầu từ con bướm như thế nào.
        “Nguyễn Trọng Thắng đến với bướm là một cơ duyên của khoa học. Rời Sài Gòn đi kinh tế mới ở Xuân Lộc, Đồng Nai sau năm 1975, gia đình anh lưu lạc lên Bảo Lộc vào năm 1986. Được nhận làm quét dọn ở nhà thờ, vợ chồng anh mở điểm bán nước tại cổng. Một lần nọ, có khách nước ngoài đến hỏi thăm tìm người dẫn đường vào rừng để bắt côn trùng, anh Thắng nhận lời. Vị khách đó chính là tổng lãnh sự Czech tại TP.HCM (anh Thắng quen gọi là ông Karen). Sau này có thêm một nhóm chuyên gia Nhật qua tìm hiểu về côn trùng và tìm đến anh Thắng. Khi về nước, họ để lại tài liệu hướng dẫn chuyên môn cho anh. Nhờ đó mà anh Thắng có thêm bề dày kiến thức về bướm. sau khi những ân nhân của mình rời Việt Nam, anh chuyển từ bắt bướm sang nuôi bướm để làm bướm khô.
      Những chuyện nuôi bướm không còn là “hái hoa bắt bướm”. Những hiểu biết về từng loài bướm, bướm ngày cũng như bướm đêm, từ thời phục vụ chuyên gia được anh Thắng mang ra thí nghiệm. Bướm rừng có màu sắc đẹp hơn bướm nuôi khoảng 10%, có lẽ nhờ sâu bướm ăn một loại lá cây rừng nào đó mà anh Thắng chưa tìm ra.
         Bướm bắt trong rừng dễ rách cánh nên khó cho sản phẩm hoàn hảo. bướm nuôi trong 100 con chỉ một hai con bị tật bẩm sinh lúc lột xác. Nhưng có những dị tật trở thành “hàng độc”, nhưng trường hợp bướm lưỡng tính. “Đó là con bướm có một râu dày (dấu hiệu bướm đực) và một râu mỏng (bướm cái), một cánh to và một cánh nhỏ”, anh Thắng cho biết. “Trên thế giới, bướm lưỡng tính giá bán rất đắt. Tôi cũng có được vài con nhưng không nhở đã để ở đâu vì vừa mới chuyển dời đồ đạc vào nhà mới”.
      Tại nhà mình, anh Thắng lưu giữ một bộ sưu tập 282 con bướm đã phân loại đặt trong 24 khung. Đây là thành quả tích lũy được từ năm 1992, vào cái thời mà anh còn được gọi là Thắng “điên” vì người dân địa phương thấy anh cứ ăn xong là lang thang vào rừng tối ngày. Anh tâm sự:“Tôi rất muốn có dịp bán đấu giá trọn bộ sưu tập này, trong đó phần tiền lời sẽ được dùng làm điều gì đó cho người nghèo”.
      Với diện tích 3ha nuôi bướm trong nhà lưới, Malaysia trở thành nhà sản xuất bướm lớn nhất thế giới. Anh thắng rất muốn có dịp tham quan mô hình này để tính toán cho dự án của mình (5ha đất rừng). Nhưng để “đi xa” như vậy, trước mắt anh còn phải giải quyết nhiều chuyện gần hơn, chẳng hạn đăng ký xin chứng nhận bướm thuần chủng, một trong những điều kiện để có thể xuất khẩu bướm cho một công ty ở Mỹ chuyên kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ (một điều kiện khác mà anh đã đáp ứng là chuyển từ cơ sở thành công ty trách nhiệm hữu hạn). Về chuyên môn, anh có thể đảm bảo cung cấp thông tin lý lịch của loài bướm như đặc điểm sinh trưởng, sâu ăn loại lá nào…Nhưng anh thú thật là chưa biết phải làm “khai sinh” này ở cơ quan quản lý nào. ( không biết ở nước ta, cơ quan nào quản lý về bướm nhỉ ? Ai biết thì thông báo cho anh Thắng để nhận tiền thưởng ! – Sơn Hà)
      Cho đến nay, anh Thắng chỉ làm mỗi nhiệm vụ gia công, vì các cửa hàng yêu cầu anh không ghi tên nhà sản xuất. Nhờ bướm mà anh thắng đã có được ngôi nhà khang trang, tạo được việc làm cho một số người và nuôi bảy con ăn học thành tài. Anh hy vọng người con trai đầu, Nguyễn Hoàng Sĩ, sẽ bổ sung phần thiếu của anh trong việc theo đuổi niềm đam mê này: tạo được thương hiệu riêng thông qua việc triển khai dự án vẫn còn đang chờ hợp tác từ phía nhà đầu tư nào đó”.
         Chuyện làm giầu từ nuôi bướm thì thế, còn làm gầu từ cái bướm thì sao nhỉ ? 
Làm giầu từ cái bướm
     Không biết người ta gọi cái “của nợ” của phái đẹp là “bướm” từ khi nào nhỉ. Sơn Hà nhớ rằng, thời chống Mỹ, người dân Hà Nội về sơ tán ở quê, các bậc lớn tuổi đất Hà Thành gọi cái ấy của các cháu gái là “cái bướm”, nghe rất văn hóa mà không thô tục. Có lẽ vì thế, lâu ngày gọi thế nên thành quen, và ở đâu đâu không chỉ ở thành thị mà ngay cả nông thôn đều gọi cái ấy là “cái bướm”
     Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cơ quan quản lý nhà nước về các tệ nạn xã hội đã rầm rộ triển khai chương trình đưa các cô gái bán dâm thời chế độ ngụy vào trại cải tạo để phục hồi nhân phẩm. Nhân chuyện đó, hãng phim truyện Việt Nam cho ra lò một bộ phim nhựa về nội dung này rất ăn khách, trong đó có nhân vật “Hiền cá sấu”. Chỉ một thời gian, chuyện “ bán trôn nuôi miệng”thời ấy giảm đi rất nhiều.
      Ấy thế, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, chuyện phát huy “vốn tự có” lại nở rộ như cỏ rệu gặp trời mưa, đâu đâu cũng thấy nhà nghỉ mọc san sát, không chỉ ở những điểm du lịch, thành phố, ngay cả những vùng quê nghèo, vùng núi cũng có nhà nghỉ. Có người nói vui rằng “vào nhà nghỉ lại mệt thêm”, lại có người nói rằng “sới vật sung sướng” hay “ sân vận động hàng chiếu” vân vân và vân vân… rất chi nhiều cách gọi ám chỉ nơi để hành sự “vốn tự có”…
       Để quản lý loại hình kinh doanh mát mẻ này, cơ quan chức năng đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để tìm ra giải pháp quản lý và còn đồng loạt ra quân tiến hành kiểm tra sử lý các vi phạm, đưa các  cô gái này đi cái tạo tại các trung tâm phục hồi nhân phảm, các mụ tú bà, tú ông được ngồi nhà đá bóc lịch…Nhưng, đoàn kiểm tra đi rồi thì đâu vẫn hoàn đấy chẳng khác gì ném đất xuống ao bèo tấm. Vì sao vậy? Bởi vì kinh doanh nhà nghỉ, kinh doanh bằng “vốn tự có” là siêu lợi nhuận  Và vì thế họ bất chấp sự quản lý của nhà chức trách, hàng đêm ở một vài tuyến phố đô thị lớn vẫn có từng đàn bướm đêm lượn xe tìm khách, hoặc đứng đường mời chào khách mua cái bướm. Người ta cứ tưởng rằng chỉ có các cô gái không có việc làm, có việc lại không muốn làm, lại muốn đua đòi ăn chơi… mới chuyển sang kinh doanh bằng “vốn tự có”. Ai ngờ ngay cả người đẹp đạt danh hiệu hoa hậu, siêu mẫu, ca sĩ. sinh viên… và không chỉ người lớn tuổi mà ngay cả những em gái chưa đến tuổi vị thành niên cũng làm cái nghề này. Người nào có nhu câu đi với các cô gái này thì nhớ mang nhièu đô nhé vì giá mắc lắm đấy khoảng từ 500 đến 4000 USD/ 1 lần đi khách. Còn đối tượng nào hay đi mua “cái bướm” chắch bạn đọc đã nắm được rồi nên Sơn Hà không phải liệt kê nữa.
       Theo thống kê gần đây mà một tờ báo đưa tin, nước ta hiện nay có khoảng 15000 cô gái kinh doanh bằng “cái bướm”. 15000 nhiều đấy không phải ít đâu, Sơn Hà cho rằng con số này chưa sát với thực tế đâu nhé. Ngay môt số báo điện tử ngày hôm qua 15/8/2012 cũng đưa tin về ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc về vấn đề này, ông Dương Trung Quốc cho rằng vấn đề quản lý mại dâm cần phải có luật, ở nước ta chưa có luật riêng về loại hình này. Chúng ta hãy chờ đợi luật này, đừng nống ruột nhé.
      Bạn thấy đấy kinh doanh bằng con bướm như anh Nguyễn Trọng Thắng được giới truyền thông ca tụng để mọi người học tập. Còn kinh doanh làm giầu từ “cái bướm” thì dứt khoát không làm, phải không các bạn. 
 Cầu vượt kiểu cánh bướm
      Hiện nay ùn tắc giao thông là một vấn nạn, các nhà quản lý đã rát cả tai vì những lời chì trích của người tham gia giao thông. Họ nên biết rằng, các nhà quả lý rất đâu đầu, nhức óc và phải gồnh mình để tìm ra các giải pháp hữu hiệu chống ùn tắc giao thông, nhưng hiệu quả chống ùn tắc giao thông chưa cải thiện là bao.
      Sơn Hà hoan nghênh bạn Nguyễn Thanh Cường đã đưa ra ý tưởng làm cầu vượt mà bạn gọi là “cầu vượt dạng cánh bướm” và nếu làm được như vậy thì không còn ùn tắc giao thông nữa. Nhưng bạn nên biết rằng, để thực hiện xây cầu vượt hình cánh bướm thì đòi hỏi phải có diện tích tương đối đủ rộng, mà đất đô thị lại rắt mắc, tiền đền bù quá lớn, nên nhà quản lý về chống ùn tắc giao thông khó chấp nhận đề xuất của bạn. Theo Sơn Hà, dù tốn bao nhiêu thì trước sau vẫn phải làm theo “cầu vượt dạng cánh bướm” chỉ có như vậy mới giảm đi rất nhiều ùn tắc giao thông. Nhân đây Sơn Hà lưu ý với bạn rằng: hiện tượng ăn cắp ý tưởng, phát minh sáng chế rất dễ xảy ra, bạn nên đến ngay Cục Sở hữu trí tuệ để đăng ký bảo hộ bản quyền “cầu vượt dạng cánh bướm” nhé.
                                                       
                                                                                                                 Đỗ Sơn Hà
     
                       

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét