Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2012

TỐT NHẤT LÀ....CHẶT...ĐỂ...

                                                                      Hoa sưa

     Thời gian qua, bọn sưa tặc giám qua mặt kiểm lâm ngang nhiên triệt hạ các cây gỗ sưa, làm đau đầu nhà quản lý, gây sự phẫn nộ của toàn dân. Được biết trong một số vụ triệt hạ cây sưa có sự tiếp tay của một vài kiểm lâm, thậm trí có cả công an, kiểm lâm tham gia dẫn bọn xưa tặc đi cướp lại gỗ sưa bị thu giữ. Mặc dù đã bắt được một số sưa tặc, xử lý còn chậm, hình phạt còn quá nhẹ, cho nên bọn chúng không sợ mà có phần ngày càng táo tợn hơn. Đã đến lúc nhà quản lý cần tìm ra giải pháp hữu hiệu, mạnh tay hơn nữa để tìm ra thủ phạm, đưa bọn sưa tặc ra trước vành móng ngựa.
     Gỗ sưa tuy quí, có giá trị kinh tế cao, nhưng không phải là rất hiếm. Ai cũng biết, đa số người dân có lòng tham, trông thấy của đã hoa mắt lên, chỉ mong làm sao chiếm đoạt của ấy. Để đảm bảo trật tự an ninh xã hội, phát triển kinh tế và để khỏi đưa nhau vào tù chỉ vì triệt hạ gỗ sưa, Sơn Hà đề xuất như sau:
1.      Gỗ sưa quí có giá trị kinh tế cao, những cây sưa đã đến tuổi khai thác, ta cho hạ cây lấy gỗ bán lấy tiền. Số tiền bán gỗ sưa lên tới hàng ngàn tỉ góp phần làm tăng trưởng nguồn ngân sách Nhà nước. Số tiền thu được dành cho phát triển kinh tế ở những vùng khó khăn, như: xây dựng đường, trạm xá, trường học…. ở vùng cao, vùng biên giới để đồng bào bớt khó khăn và chính các em nhỏ nơi đây không còn học trong những lớp học bị dột nát, bàn ghế siêu vẹo. Các em sau này lớn lên chính là chủ nhân phát triển kinh tế và bảo vệ vững chắc vùng biên Tổ quốc.
2.      Rà soát trong các vườn quốc gia để kiểm kê xem có bao nhiêu cây gỗ sưa cổ thụ, cây nào cần bảo vệ thì tổ chức bảo vệ; cây nào cần khai thác thi khai thác.
3.      Gỗ sưa quí nhưng không hiếm, ta nên dành một quĩ đất lớn, hợp thổ nhưỡng để trồng cây sưa, điều này có lợi cho phát triển kinh tế và thuận cho việc bảo quản chăm sóc.
4.      Nên chăng không trồng cây sưa ở đường phố, vì cây sưa lớn lên thân cao, to, mà đất vỉa hè đường phố lại hẹp thường xuyên bị đào bới, làm cho rễ cây bị ảnh hưởng, mùa mưa bão cây dễ đổ làm ách tắc giao thông, có khi còn gây thiệt hại về người và của. Thay vào trồng gỗ sưa ta nên trồng cây khác thì hơn, không còn tình trạng công nhân viên môi trường đô thị mắc võng ngủ để canh cây sưa hoặc mặc váy bê tông cho cây sưa như ở Hà Nam mà sưa vẫn bọn sưa tặc chặt.
                                               Gỗ sưa quí đến mức nào
                                       Để cho bao kẻ phải vào trại giam
                                             Chỉ vì lòng dạ tham lam
                                     Làm nhà quản lý gian nan vì mày 
                                             Ai ơi nhớ lấy câu này
                                      Cây to thì chặt bán ngay lấy tiền
                                            Dùng tiền phát triển vùng miền
                                     Tìm nơi qui hoạch trồng liền rừng sưa.                   
                                                                                                          Đỗ Sơn Hà

                                    Giải pháp bảo vệ cây sưa chỉ thấy ở Việt Nam 

                                           Tốn tiền đúc váy cho sưa 
                                    Sưa mặc váy làm duyên khách bộ hành
                                                 Đổ chân để bê tông bảo vệ sưa
                                                      Thế này thì đã chắc chưa  
                                               Mặc váy cho sưa vẫn chưa chắc...
                                             Mắc võng ngủ canh sưa cho chắc ăn
Mất ngủ vì canh sưa
                                              Thế mà sưa vẫn bị xẻo thịt...
... lại xẻo thịt...
                                           ...và cuối cùng bị cắt thành từng đoạn !
   Gỗ sưa ( sưa Bắc Bộ, trắc thối, huê mộc vàng, tên khoa học Dalbergia tonkinensis Prain), là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu, hoa trắng có đài hợp, thơm, quả dạng quả đậu hình trứng thuôn dài, quả chín thu hoạch tháng 11-12. Có hai loài sưa chính: sưa trắng và sưa đỏ. Sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, đốt không có mùi, nhưng giá trị gỗ không bằng sưa đỏ. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả thành từng chùm, đốt lên có mùi hôi.Gỗ sưa thuộc nhóm 1A là nhóm đặc biệt quý hiếm. Giá trị thương mại của gỗ sưa hiện nay rất cao, vì vậy việc bảo vệ cây gỗ sưa tại Việt Nam đang là một việc rất đáng lo ngại. Hiện nay, nó là loài đang bị đe dọa do mất môi trường sống.   

                     Mời các bạn xem một số hình ảnh về hoa sưa của báo đời sống                            




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét