Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

CHÂN DUNG... RÙA


       Sáng nay, tại hội trường tòa nhà Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam – 66 Nguyễn Văn Huyên – Cầu Giấy – Hà Nội, Chi hội VHNT Hà Nội thuộc Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam đã họp toàn thể. Hiện nay, Chi hội có 152 hội viên đang sinh hoạt tại các ban: Văn -Thơ, Âm nhạc và Múa, Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, Văn nghệ dân gian, Điện ảnh và Sân khấu,…NSUT Vi Hòa – Chi hội phó báo cáo tổng quát về hoạt động của Chi hội trong thời gian qua và triển khai một số chương trình công tác trong thời gian tới, các hội viên tham gia phát biểu ý kiến về chương trình công tác của Chi hội:
-          Xây dựng đề án trình UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Hội VHNT các dân tộc thiểu số Hà Nội;
-          Xuất bản tập sách về văn thơ, nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh gồm những tác phẩm chọn lọc do hội viên thuộc Chi hội Hà Nội sáng tác;
-          Tổ chức đợt đi thực tế vùng đồng bào dân tộc khu vực Sơn Tây để tạo nguồn cảm hứng sáng tác;
-          Phát triển hội viên mới là những người đang sống tại Hà Nội có tác phẩm viết về dân tộc và miền núi.
       Sơn Hà với tư cách là hội viên Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam, sinh hoạt tại Chi hội Hà Nội đã tham gia cuộc họp. Sơn Hà đã có những tác phẩm viết về dân tộc thiểu số và vùng núi:
      Về thơ: Thiếu nữ Mai Châu, Anh và em, Trên cao nguyên, Đêm Sơn La, Chiều Sơn La, Hà Giang bức gấm hoa, Chơ vùng cao, Mưa rừng,…
      Về nhạc: Mường trong mường ngoài, Đêm sông Đà, Bóng áo Chàm, Nhớ mãi Lạng Sơn ơi, Chiều quê Xứ Lạng, Chợ tình Khau Vai, Hoàng Su phì quê ta, Về Hoàng Su Phì, Lạc rừng mưa, Đà Lạt chiều mưa, Rừng núi nhớ Bác, Đêm Lào Cai, Đôi mắt Sa Pa, Dòng suối quê em, Tiếng công chiêng Tây Nguyên….
       Các  tác phẩm trên đã được phổ biến và đăng tải trên Đài tiếng nói Việt Nam, Đài phát thanh và truyền hình các tỉnh, sách, báo, tạp chí và các ấn phẩm của Hội.
        Lâu ngày các văn nghệ sĩ không gặp nhau, nay có dịp các tác giả tặng sách và trao đổi kinh nghiệm sáng tác cho nhau. Không khí buổi họp thắm tình đoàn kết giữa các hội viên dân tộc thiểu số với các hội viên dân tộc Kinh. Tại đây, Họa sĩ Đỗ Đức thông báo với Nhà thơ Phạm Đông Hưng bài thơ Chân dung rùa đã đăng trên một số tờ báo. Sơn Hà đã xin phép nhà thơ Phạm Đông Hưng được đưa bài thơ này lên trang Web của Sơn Hà.
                                                         CHÂN DUNG RÙA

                                                       Có chi là sang trọng
                                                      Áo khoác vá dọc ngang
                                                      Hùng dũng bò trước Ngải *
                                                      Rụt cổ thấy Đại bàng.
* Ngải: loại con giống như con ba ba sống dưới nước, Đại bàng là chim đại bàng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét