Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

Tự khám bệnh (bài 2)

Có bác nói: “tôi đã từng đọc, nghe giảng về thuyết âm dương ngũ hành, nhưng khi đọc cứ ngỡ lạc vào trận đồ bát quái, nghe thì ù ù cạc cạc chẳng hiểu mô tê răng rứa chi hết. Đọc bài 1 tự mình khám bệnh, học thuyết âm dương ngũ hành lại lướt qua, giá như trình bày rõ hơn thì tốt quá! Vậy, lần này anh trình bày rõ hơn được không ” Tôi nói ngay: “ được chứ, sao lại không. khi đề cập tới thuyết âm dương ngũ hành, mà viết kỹ về thuyết này sẽ dài tới 10 trang giấy. Bác đọc liền một mach, liệu có nhớ không hay lại rơi vào mê cung ! Vì vậy, mỗi lần cũng chỉ dám đưa ra một lượng kiến thức vừa đủ dễ thuộc, dễ nhớ ”.
Sự mất cân bằng âm dương tất sinh bệnh, nay xin trình bày 4 quy luật cơ bản và 3 phạm trù của âm dương:
Bốn qui luật cơ bản của âm dương
1. Âm dương đối lập: đó là mâu thuấn, chế ước và đấu tranh giữa 2 mặt âm dương. Ví dụ: ức chế đối lập với hưng phấn;
2. Âm dương hỗ căn: tuy âm dương đối lập nhau, nhưng âm dương vẫn nương tựa với nhau để cùng tồn tại;
3. Âm dương tiêu trưởng; tiêu là mất đị, trưởng là phát triển, điều này nói lên sự vận động không ngừng và chuyển hóa lẫn nhau giữa âm dương;
4. Âm dương bình hành: Tuy đối lập, hỗ căn, tiêu trưởng, nhưng âm đương luôn giữ thế thăng bằng với nhau.
Ba phạm trù của âm dương
1. Sự tuyệt đối, tương đối của 2 mặt âm dương: về cơ bản âm dương là tuyệt đối, nhưng ở chừng mực nào đó lại tương đối, ví dụ: hàn thuộc âm đối lại với nhiệt thuộc dương, nhưng lương (mát) thuộc âm đối lập với ôn (ấm) thuộc dương;
2. Trong dương có dương có âm, trong âm có âm có dương: ban ngày thuộc dương, nhưng từ 6 giờ đến 12 giờ là phần dương của dương, từ 12 giờ trưa đến 18 giờ là phần âm của dương. Ban đêm thuộc âm, nhưng từ 18 giờ đến 24 giờ là phần âm của âm, nhưng từ 0 giờ dến 6 giờ là phần dương của âm;
3. Bản chất và hiện tượng: chữa bệnh phải chữa vào bản chất bệnh, nhưng có khi bệnh hàn lại dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt lại dùng thuốc hàn. Tại sao lại như vậy? Bởi vì: thông thường bản chất phù hợp với hiện tượng. Song, có lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi “thật giả”, y học gọi là “ chân giả ”.
Sau đây xin trình bày tiếp tự mình khám bệnh qua:
1.Nhận biết qua lời nói:
- Tiếng nói nhỏ, thều thào không ra hơi là hư chứng;
- Nói sang sảng là thực chứng;
- Mê sảng nói nhiều là thực nhiệt
- Nói ngọng là do phong đàm, trúng phong
- Thường nói một mình là tâm thần hư.
2. Nhận biết qua hơi thở:
- Thở to là thực chứng hay gặp ở bệnh cấp tính;
- Thở nhỏ, ngắn, gấp, nóng là hư chứng.
3. Nhận biết qua màu sắc của rêu lưỡi:
- Màu trắng thuộc thể hàn chứng và biểu chứng. Trắng mỏng do phong hàn; trắng mỏng và đầu lưỡi đỏ là do phong nhiệt; trắng trơn do thấp hay đàm ẩm; trắng dính do đàm trọc, thấp gây ra; rêu lưỡi trắng khô nứt nẻ hoặc như phấn dày thì tà nhiệt trong mạch, tân dịch bị tổn thương;
- Rêu vàng thuộc nhiệt chứng, lý chứng. Vàng ít thì nhiệt ít; vàng nhiều, khô thì nhiệt nhiều, tân dịch bị tổn thương; rêu vàng dính là do thấp nhiệt hặc đàm nhiệt;
- Rêu xám đen biểu hiện bệnh nặng; xám đen mà khô là do nhiệt mạnh làm tổn thương tân dịch; nếu thấp nhuận, trơn là do dương hư hàn thịnh, thủy ẩm ứ đọng bên trong
- Rêu lưỡi mỏng là bệnh nhẹ hay thấy bệnh còn ở biểu, bệnh ngoại cảm;
- Rêu lưỡi dày là tà đã vào trong hoặc có tích trệ ở bên trong
- Rêu lưỡi từ mỏng chuyển sang dày; chứng tỏ bệnh chuyển từ nhẹ sang nặng, chuyển từ ngoài vào trong
- Khô và ướt; Nếu ướt biểu hiện tân dịch chưa bị tổn thương, nếu rêu lưỡi ướt trơn là do thủy thấp ứ lại bên trong.Rêu lưỡi khô biểu hiện tân dịch bị hao tổn; thực nhiệt gây sốt cao mất tân dịch; hư nhiệt do âm hư tân dịch giảm. Nếu thấp tà tụ lại bên trong, khí không sinh tân dịch cũng gây ra lưỡi khô.
- Dính và hôi: do trường vị có nhiệt hoặc thực tích ứ lại ở tỳ vị gây ra.
Khuyến cáo: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Vì vậy, căn cứ hướng dẫn trình bày trên, tự mình thường xuyên khám bệnh để điều chỉnh ăn uống và sinh hoạt. Nêu mắc bệnh dù ở biểu (chưa thâm nhập sâu vào bên trong cơ thể) hay lý ( đã thâm nhập sâu vào bên trong cơ thể) cũng cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Sức khỏe là vốn quý của mỗi người, chớ coi thường!
Lần sau xin trình bày tiếp về: màu sắc của mặt, thần, về hình dáng, về rốn
Khi cần trợ giúp xin liên hệ: Đỗ Sơn Hà 30 tổ 67 phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội- ĐTDĐ 0912 795 210

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét