Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

TỰ MÌNH KHÁM BỆNH (Bài 1)

Xin nói thẳng với bạn rằng: không ai muốn chết. Song lại có nhiều người đã xả thân hy sinh đời mình cho sự tồn vinh của dân tộc, bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển thiêng liêng và sự bình yên của tổ quốc. Cả dân tộc đời đời phải biết ơn sự hy sinh to lớn của những người con anh dũng ấy.

Sinh – tử là quy luật tự nhiên của muôn loài; sinh có hạn, tử bất kỳ; không ai biết trước mình xa cõi trần về cõi vĩnh hằng vào lúc nào. Sự sống của mỗi người lại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khách quan, chủ quan, như: điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, huyết thống, người thân, bạn bè, học tập, lao động, tố chất, rèn luyện, vận động…. và ảnh hưởng của các tác động thiên nhiên, xã hội.

Sức khỏe là tài sản quý báu nhất của con người. Người nào sống vui – sống khỏe – sống có ích sẽ có tuổi thọ càng cao và chính họ là người hạnh phúc nhất. Người giàu sống trên núi tiền, núi vàng, núi ngọc mà cơ thể mang trọng bệnh thì sự sống của họ kéo dài hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào sự chữa trị công hiệu của thuốc và thành tựu khoa học của y học hiện đại. Người nào như vậy dù giàu đến mấy cũng chẳng lấy gì là sung sướng, hạnh phúc.

Âm dương ngũ hành là học thuyết cơ bản của đông y. Người xưa dạy rằng “ Vũ trụ khi mới sinh là một khối thống nhất gọi là Thái cực . Thái cực biến hóa sinh ra lưỡng nghi là âm và dương. Âm và dương kết hợp với nhau sinh ra ngũ hành Kim- Mộc- Thủy- Hỏa- Thổ. Năm thứ vật chất này lại có sự kết hợp chặt chẽ để tạo ra Tam tài, đó là Thiên- Địa- Nhân (Trời-Đất-Người). cả ba lực lượng này lại có sự kết hợp chặt chẽ và cân bằng âm dương và ngũ hành ”. Sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể mỗi người dẫn đến bệnh. Dương thịnh, âm suy tất sinh bệnh thể nhiệt; âm thịnh, dương suy tất sinh bệnh thể hàn. Vì vậy, sự cân bằng âm dương trong cơ thể người là vô cùng rất cần thiết và việc chữa bệnh cần xem xét tới luật sinh khắc, chế hóa của ngũ hành.

Để giúp các bạn, tôi xin hiến tặng các bạn phương thức tự mình khám bệnh. từ đó biết lục phủ, ngũ tạng của mình ra sao mà tìm phương cứu chữa.

1.Khẩu vị khác thường:

nếu ta thấy khẩu vị khác thường điều đó biểu hiện cơ thể có bệnh;
- Miệng thơm thường thấy ở người bị tiểu đường nặng
- Miệng đắng biểu hiện gan, mật có nhiệt
- Miệng mặn do thận hư
- Miệng nhạt do tì vị hư hàn hoặc tì hư sau khi có bệnh
- Miệng hôi do tiêu hóa kém, thức ăn tích tụ

2. Nhận biết bệnh qua móng tay:

– Xuất hiện những đường vân thẳng do thiếu vitamin A hoặc dự báo bệnh gan;
- Có vân ngang báo trước bệnh tắc nghẽn tim sẽ phát, bệnh thận;
- Có các vết đốm do hệ miễn dịch giảm sút;
- Lõm ở giữa biểu hiện chức năng hô hấp kém;
- Dẹt, lõm hình thìa, không bóng và dễ gẫy do thiếu máu, thiếu chất sắt;
- Có chấm trắng, hoặc trắng nhợt do thiếu máu
- Xuất hiện có chấm trắng hình bong do bệnh đường ruột;
- Xuất hiện chấm đen hoặc xanh là hiện tượng trúng độc;
- Móng mềm, không thẳng do thiếu dinh dưỡng;
- Móng âm dương ( nửa hồng, nửa trắng)do chức năng thận kém;
- Hình bán nguyệt quá nhỏ hoặc không nhìn thấy do khả năng tiêu hóa kém.

3. Nhận biết ung thư qua nốt ruồi:

Nốt ruồi có hình dạng sau, ta cần nghĩ ngay tới khả năng mắc bệnh ung thư.
- Bề mặt nốt ruồi nứt vỡ, dễ chảy máu;
- Xung quang nốt ruồi có quầng đỏ;
- Nốt ruồi phát triển lớn trong thời gian ngắn;
- Xung quang nốt ruồi có những nốt ruồi nhỏ;
- Hình dạng nốt ruồi không ổn định, bề mặt không nhẵn,có cảm giác đau.

4. Nhận biết qua nước bọt:

– Khi ngủ trẻ chảy nước dãi ở mép là tì vị hư, bị bệnh thiếu máu.
- Trẻ sốt nhẹ, hay khóc, không chịu ăn, đi kèm với chảy nước dãi, có thể
mắc bệnh giun tích tụ, viêm lưỡi, viêm nha chu, loét miệng.
- Người già chảy nước dãi biểu thị thận hư

5. Nhận biết bệnh qua tiếng ho

– Ho trong đờm có máu, sốt nhẹ, thường là phổi kết hạch;
- Ho nhiều lần, sốt, đờm nhiều, có lúc có máu, thường thấy ở giãn nhánh khí
quản và viêm phổi có tính tắc nghẽn;
- Ho khan kèm đau ngực, nhổ ra sợi máu, đối với người từ 30 tuổi trở lên cần
cẩn thận bị ung thư phổi;
- Ho nhiều, đờm đặc có mùi hôi thường là viêm phổi có mủ;
- Ho và khản giọng, biểu hiện viêm họng hay amidan
- Ho nhỏ, không có lực thường thấy ở người cao tuổi, già yếu, người rất yếu
hoặc người bị viêm nhánh khí quản mãn tính;
- Trẻ nhỏ đột nhiên ho, có thể là vật lạ vào khí quản hoặc ho gà, bạch hầu.

Khuyến cáo:

sau khi biết nguy cơ mắc bệnh hoặc đã mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế khám và điều trị. Đừng dấu bệnh, chớ có chần chừ để bệnh nặng thêm, hối không kịp.
Kỳ sau xin nói tiếp về: giọng nói, hơi thở, màu sắc của lưỡi.
Khi cần trợ giúp xin liên hệ:
Đỗ Sơn Hà 30 tổ 67, phường Tương Mai, Hoàng Mai, Hà Nội, ĐTDi động: 0912 795 210.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét